Huyết áp thấp uống gì? Điểm danh 10 thức uống không thể bỏ qua dành cho người huyết áp thấp

Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp tối đa của người bệnh dưới 90mmHg, tối thiểu dưới 60mmHg hoặc thường xuyên gặp các triệu chứng đau đầu, hoa mắt, mất ngủ, giảm trí nhớ,… Vậy người huyết áp thấp uống gì để cải thiện tốt hơn các triệu chứng và giúp đạt mức huyết áp an toàn? Cùng Mypharma tìm hiểu ngay sau đây:

1. Nguyên nhân nào dẫn tới huyết áp thấp?

Huyết áp thấp
Huyết áp thấp là một căn bệnh phổ biến nguyên nhân bao gồm nhiều yếu tố khác nhau

Các nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, có thể do yếu tố sinh lý, vấn đề nội tiết, các tác động từ môi trường sống hoặc do bệnh lý tim mạch gây ra.

Những bệnh lý tim mạch làm giảm khả năng bơm máu của tim như suy tim, hẹp/hở van tim, thiếu máu cơ tim, nhịp tim chậm, viêm cơ tim,… đều có thể gây huyết áp thấp. Bạn cần tập trung điều trị nếu phát hiện vấn đề và duy trì ổn định chỉ số huyết áp.

Theo một số nghiên cứu, môi trường xung quanh cũng là nguyên nhân gây hiện tượng tụt huyết áp. Một số yếu tố có thể nhắc đến là do tình trạng ô nhiễm môi trường, áp lực, mệt mỏi trong cuộc sống, thừa cân, béo phì, do tác dụng phụ của thuốc,…

Các yếu tố di truyền, bệnh lý nội tiết như suy tuyến giáp, suy thượng thận dẫn tới thay đổi nồng độ hormon trong máu,.. đều có thể gây bệnh huyết áp thấp.

2. Các triệu chứng khi bị huyết áp thấp

Dựa vào một số triệu chứng đặc trưng dưới đây, bạn sẽ biết được bản thân mình đang đối mặt với mức độ nào của bệnh. Sau khi tìm hiểu bạn sẽ biết được bệnh Huyết áp thấp uống gì để cải thiện tình trạng này.

  • Cảm giác hoa mắt hoặc chóng mặt
  • Đau đầu dữ dội hoặc mê sảng
  • Ngất 
  • Giảm tập trung
  • Mờ mắt
  • Buồn nôn
  • Da lạnh, ẩm hoặc nhợt nhạt
  • Nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, nông
  • Mệt mỏi
  • Trầm cảm
  • Cảm giác khát

3. Huyết áp thấp nên uống gì?

3.1. Nước lọc tốt cho người bị huyết áp thấp

Nước lọc làm tăng thể tích máu, giúp huyết áp của bạn tăng lên nhanh chóng. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên uống tối thiểu 2 lít nước/ngày (tương đương khoảng 10 cốc) để duy trì thể tích máu, ổn định huyết áp.

Vì vậy, để không bị huyết áp thấp, bạn hãy uống đủ nước, phân bổ lượng nước để uống đều trong ngày, không nên để khát rồi mới bổ sung. Và nên uống nhiều nước hơn ở những người bị tụt huyết áp.

3.2. Huyết áp thấp nên uống sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân giúp duy trì huyết áp
Người bị huyết áp thấp nên uống sữa hạnh nhân để duy trì huyết áp ổn định 

Sữa hạnh nhân có tác dụng kích thích hoạt tuyến thượng thận, giúp điều hòa huyết áp luôn ổn định. Người bị huyết áp thấp nên thường xuyên uống sữa hạnh nhân để kiểm soát các triệu chứng.

Bạn có thể sử dụng bột hạnh nhân xay sẵn hoặc dùng quả hạnh nhân khô chế biến nước. Cách làm rất đơn giản, ngâm 5 đến 6 quả hạnh nhân qua đêm, sau đó bóc vỏ, xay thật nhuyễn để pha với sữa.  Tốt nhất nên uống vào sáng sớm để cơ thể dễ dàng hấp thu hơn.

3.3. Nước chanh pha muối đường

Chanh giúp duy trì, ổn định huyết áp
Chất chống oxy hóa có trong quả chanh hỗ trợ duy trì ổn định huyết áp

Chắc chắn khi một vận động viên có dấu hiệu mệt mỏi, kiệt sức thì ngay lập tức sẽ được bổ sung một chai chanh muối. Vậy nước chanh pha muối đường chính là đáp án cho câu hỏi Huyết áp thấp uống gì?

Nước chanh chứa rất nhiều vitamin và chất oxy hóa giúp tăng khả năng tuần hoàn máu, khiến cơ thể tỉnh táo, cân bằng huyết áp rất tốt.

3.4. Đồ uống chứa caffein

Các thức uống chứa caffein như trà hoặc cà phê có thể giúp bạn tăng huyết áp tạm thời. Hàm lượng cafein có khả năng kích thích hệ thống tim mạch và tăng nhịp tim của bạn, kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormon.

Nếu bạn bỗng nhiên bị tụt huyết áp, đau đầu, chóng mặt thì một cốc cà phê là giải pháp lý tưởng cho bạn.

3.5. Nước trà gừng

Trà gừng rất tốt cho người bệnh huyết áp thấp
 Trà gừng rất tốt cho người bệnh huyết áp thấp 

Các thành phần dưỡng chất có trong gừng giúp lưu thông máu, giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi làm giảm các triệu chứng của huyết áp thấp và các biến chứng nguy hiểm khác. Nước trà gừng không chỉ phù hợp với những người bị huyết áp thấp mãn tính mà còn dành cho các trường hợp đột ngột tụt huyết áp.

3.6. Trà hoa tam thất

Về thành phần hóa học, nụ hoa tam thất có chứa hoạt chất nhân sâm Rb1 và Rb2 giúp thanh nhiệt giải độc, giảm cholesterol toàn phần, hạ mỡ máu, giảm cân, đẹp da, tăng cường tuần hoàn máu… và quan trọng nhất là hạ huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.

Bệnh nhân huyết áp thấp nên sử dụng loại thảo dược này thường xuyên để cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn và tránh được nguy cơ tái phát bệnh.

3.7. Trà giảo cổ lam

Trà giảo cổ lam vừa điều trị huyết áp cao vừa hạ huyết áp
Trà giảo cổ lam vừa điều trị huyết áp cao vừa hạ huyết áp

Trà giảo cổ lam là một loại trà thảo dược có tác dụng ổn định huyết áp, vừa điều trị huyết áp cao vừa có tác dụng hạ huyết áp. Với người bị huyết áp thấp, trà giảo cổ lam sẽ giúp huyết áp tăng lên, cân bằng chỉ số huyết áp ở trạng thái ổn định.

Lưu ý khi mới dùng trà giảo cổ lam bạn nên dùng với lượng nhỏ để cơ thể thích ứng dần. Kiên trì sử dụng liên tục trong 1 tháng sử dụng bạn sẽ thấy huyết áp dần ổn định.

3.8. Trà linh chi nhân sâm

Trà linh chi nhân sâm là sự  kết hợp giữa hai loại thảo dược quý linh chi và nhân sâm. Nấm linh chi có chứa nhiều thành phần hóa học như ergosterol, lysozyme, protease, acid hữu cơ kết hợp với chất saponin có trong nhân sâm có tác dụng cực kỳ hiệu quả trong việc ổn định huyết áp.

Người bệnh có thể chế biến nước linh chi nhân sâm với tỉ lệ 2 phần linh chi và 1 phần nhân sâm đun với nước sôi làm thức uống sử dụng thay nước uống hàng ngày mang lại hiệu quả tăng áp huyết cho những người huyết áp thấp.

3.9. Nước rễ cam thảo

Nước rễ cam thảo ổn định huyết áp
Nước rễ cam thảo ổn định huyết áp

Nếu như bạn đang băn khoăn Huyết áp thấp uống gì thì rễ cam thảo được xem như một vị thuốc ổn định huyết áp. Trong cam thảo có chứa các hợp chất ức chế hoạt động của enzym chịu trách nhiệm phân hủy cortisol sẽ hỗ trợ chức năng tuyến thượng thận và điều hòa huyết áp.  Bạn hãy cho rễ cam thảo đã sấy khô hoặc tán bột vào cốc nước sôi, lọc và uống trà vài ngày để kiểm soát tình trạng huyết áp thấp.

3.10. Nước lá cây đinh lăng

Lá đinh lăng không những dùng để chế biến món ăn ngon mà còn là một trong những vị thuốc quý trong Đông y, trong đó có tác dụng chữa huyết áp thấp. Để nước lá đinh lăng phát huy tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị huyết áp thấp, bạn cần uống thường xuyên

Bạn có thể dùng rễ cây đinh lăng để hỗ trợ điều trị bệnh Huyết áp thấp của mình. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng nước lá đinh lăng bởi nó có thể khiến người bệnh bị mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí gây vỡ hồng cầu nếu dùng ở liều lớn.

4. Lưu ý cho người bị huyết áp thấp

Huyết áp thấp là bệnh liên quan đến sự rối loạn hoạt động của các thụ thể cảm áp bên trong lòng mạch. Do vậy để đạt mục tiêu kiểm soát huyết áp lâu bền cho các trường hợp mãn tính, ngăn tái phát sẽ đòi hỏi những giải pháp chuyên sâu hơn giúp lưu thông tuần hoàn máu, ổn định huyết áp. Viên bổ khí huyết đương quy tửu MPSAMQUY với hàm lượng cao Nhân sâm châu Á và Đương quy đem lại hiệu quả rõ rệt cho người huyết áp thấp.

MPsamquy
Viên uống bổ máu đương quy tửu MPsamquy – Giải pháp cho người bị thiếu máu, huyết áp thấp

Sản phẩm Viên bổ khí huyết MPSAMQUY chính hãng hiện đang được phân phối tại hệ thống website mypharma.vn Siêu thị thuốc MPG. Để được các Dược sĩ gia đình Mypharma tư vấn chi tiết hơn, bạn vui lòng liên hệ đến hotline 094.294.6633 hoặc tư vấn online qua:

Đọc thêm:  VIÊN UỐNG BỔ MÁU ĐƯƠNG QUY TỬU MPSAMQUY – CHO NGƯỜI HUYẾT ÁP THẤP

Hi vọng bạn và người thân đã tìm được cho mình câu trả lời: “Huyết áp thấp uống gì?” thông qua bài viết trên. Chắc chắn rằng một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp để bạn vui khỏe mỗi ngày.

485 lượt đọc

Notice: Undefined index: fb_enable in /home/mypharma/public_html/wp-content/themes/gloria/templates/comments.php on line 15

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *