Các bệnh hay gặp vào mùa đông và cách phòng tránh (phần 2)

Với phần 1 là các bệnh hay gặp vào mùa đông, sang phần 2, Mypharma xin chia sẻ với các bạn đọc về những bệnh ít gặp hơn nhưng cũng không kém phần nguy hiểm trong mùa đông.

Dị ứng thời tiết

  • Dị ứng thời tiết cũng là căn bệnh phổ biến trong mùa đông. Dị ứng thời tiết là những phản ứng của cơ thể đối với những chuyển biến của thời tiết khi giao mùa. Những thay đổi của thời tiết có thể kể đến như: nóng, lạnh, ẩm ướt hoặc khô hanh. Những yếu tố này ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể dẫn đến việc xuất hiện tình trạng dị ứng cơ thể sản sinh kháng thể chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài.
  • Vào thời điểm mùa đông, thời tiết khô và có gió cũng là thời điểm hoa nở của nhiều loài cây, đồng thời thời tiết khô sẽ giúp phấn hoa dễ phát tán hơn trong không khí. Điều này sẽ ảnh hưởng đến những người bị dị ứng phấn hoa dẫn đến tình trạng dị ứng. Khi nhiệt độ hạ thấp làm không khí trở nên khô hơn dễ xuất hiện tình trạng dị ứng da. Nhiệt độ đột ngột xuống thấp cũng có thể kích hoạt hệ miễn dịch giải phóng ồ ạt các chất trung gian hóa học gây dị ứng.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Da nổi phát ban với các mẩn đỏ, nhất là ở mặt, tay, chân.
  • Làn da bị sưng rộp, tấy đỏ, kèm cảm giác ngứa, khó chịu.
  • Da bị sưng rộp hay tấy đỏ, phù lên và xung huyết.
  • Sổ mũi, hắt xì, ho khan hoặc đau đầu, mệt mỏi.

Cách phòng tránh:

  • Hạn chế tiếp xúc với yếu tố gây dị ứng.
  • Giữ gìn không khí trong nhà sạch sẽ.
  • Rửa mũi thường xuyên.
  • Chú ý đến thời tiết trước khi ra ngoài: Đeo khẩu trang hạn chế sự tiếp xúc với phấn hoa, áo khoác để giảm thiểu sự nắng nóng tác động lên da…

Tiêu chảy

  • Tiêu chảy là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến vào mùa đông, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Tình trạng được nhận biết dễ dàng bởi dấu hiệu đi ngoài nhiều lần, phân lỏng kèm nước bất thường. 
  • Tuy nhiên, người bệnh cần phân biệt rõ với hiện tượng đại tiện nhiều nhưng phân đặc hoặc phân lỏng, dính ở em bé bú mẹ. Cả hai trường hợp này đều không phải là tiêu chảy. Thông thường, tình trạng có thể phát triển từ nhẹ đến nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng nếu không được kiểm soát kịp thời. Vì vậy, ngay khi nhận biết dấu hiệu rối loạn, người bệnh nên chủ động thăm khám để điều trị sớm, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
  • Dựa trên các yếu tố về cơ chế, thời gian mắc bệnh, mức độ nghiêm trọng cũng như đặc điểm phân (nhiều nước, sủi bọt, có chất béo, nhầy máu…), tiêu chảy có thể được phân loại khác nhau, dựa theo thời gian thì có tiêu chảy cấp và mạn, ,dựa theo cơ chế bệnh học thì có tiêu chảy thẩm thấu và tiêu chảy xuất tiết, dựa vào nguyên nhân thì có tiêu chảy nhiễm trùng hoặc tiêu chảy không nhiễm trùng… 
  • Bệnh nhân viêm đại tràng thường phải đối mặt với tình trạng rối loạn tiêu hóa, trong đó có ỉa chảy. Bệnh xuất phát từ sự xâm nhập và gây hại của các tác nhân như: vi khuẩn (Shigella, Samonella…), ký sinh trùng, nấm… Ngoài ra, rối loạn thần kinh thực vật, ngộ độc hóa chất, tâm lý căng thẳng, áp lực… cũng là những nhóm nguyên nhân quan trọng không thể bỏ qua.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đầy bụng, sôi bụng.
  • Ỉa chảy liên tục, nhiều lần, ban đầu phân lỏng sau toàn là nước.
  • Nôn thức ăn, nước trong hoặc màu vàng nhạt.
  • Người luôn trong tình trạng mệt lả.
  • Chuột rút.
  • Biểu hiện mất nước từ nhẹ đến nặng: khát nước, da nhăn nheo, khô, cơ thể hốc hác, mắt trũng, mạch đập nhanh, hạ huyết áp, tiểu tiện ít hoặc vô niệu, chân tay lạnh…

Cách phòng tránh:

  • Tăng cường vệ sinh cá nhân, môi trường, không gian sống.
  • Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín, uống sôi.
  • Đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch cho sinh hoạt.
  • Bảo vệ nguồn nước.
  • Thực hiện các biện pháp xử lý đúng cách khi có người bị ỉa chảy cấp.
  • Cập nhật kiến thức về sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh ỉa chảy.

Viêm tiểu phế quản cấp

  • Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do virus gây ra. Sau khi virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ gây viêm tiểu phế quản, khiến các ống thở nhỏ của phổi (tiểu phế quản) sưng lên, gây cản trở quá trình lưu thông không khí qua phổi, khiến trẻ khó thở. 
  • Virus gây bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ sinh sôi và phát triển mạnh mẽ trong điều kiện môi trường mát mẻ, thường là vào khoảng mùa đông và đầu xuân (khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, cao điểm nhất là khoảng tháng 1 và tháng 2). Hơn nữa, trẻ nhỏ trong độ tuổi này có hệ miễn dịch còn non yếu, đường thở nhỏ và dễ bị tắc nghẽn hơn những đứa trẻ lớn hơn. Do đó, trẻ trong độ tuổi này dễ mắc bệnh viêm tiểu phế quản hơn.
  • Trẻ mắc bệnh viêm tiểu phế quản thường dưới 24 tháng tuổi, trong đó, trẻ từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi hoặc có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh này trong 12 tháng đầu tiên lên đến 11%. 
  • Bệnh viêm tiểu phế quản được gây ra do sự xâm nhập của RVS là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm khoảng 30-50% tổng số ca bệnh. Đây là loại virus có khả năng lây lan và phát triển mạnh mẽ, dễ tạo thành dịch bệnh. Đối với các trẻ trên 2 tuổi, khi nhiễm loại virus này, các biểu hiện thường nhẹ. Ngược lại, đối với các trẻ dưới 2 tuổi, khi nhiễm bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện ở dạng nặng hơn. Bên cạnh đó, virus cúm là nguyên nhân gây khoảng 25% tổng số ca bệnh và Adenovirus chiếm 10%.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Có biểu hiện giống cảm lạnh (sổ mũi, ho nhẹ, sốt);
  • Ho nhiều, ho dữ dội;
  • Nôn mửa khi ho;
  • Sốt cao kéo dài, trên 3 ngày;
  • Mệt mỏi;
  • Cổ, ngực có biểu hiện “hút vào” rõ ràng khi trẻ hít thở;
  • Thở khò khè;
  • Khó thở, môi, đầu ngón tay có màu hơi xanh;
  • Thở nhanh hơn bình thường;
  • Tiêu chảy;
  • Mất nước, gặp khó khăn khi uống nước…

Cách phòng tránh:

  • Trước và sau khi chạm vào trẻ, mọi người nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc vệ sinh bằng cồn.
  • Cách ly trẻ với những đứa trẻ khác khi trẻ có các biểu hiện của bệnh viêm tiểu phế quản và ngược lại nhằm ngăn chặn sự lây lan virus.
  • Tiêm Palivizumab, nhất là các trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao để phòng ngừa sự tấn công của RVS.
  • Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên. Nghiên cứu cho thấy, trong sữa mẹ có các kháng thể giúp trẻ chống lại nhiễm trùng và có thể giúp trẻ ngăn ngừa bệnh viêm tiểu phế quản.
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, nhất là khói thuốc lá.
  • Vệ sinh không gian sống, đồ chơi và các đồ vật trẻ thường tiếp xúc sạch sẽ.
  • Tránh cho trẻ dùng chung đồ cá nhân như cốc, chén, muống… với người khác, đặc biệt là những người đang có dấu hiệu sổ mũi, ho, sốt.
  • Tập thói quen dùng giấy che miệng khi ho hoặc hắt hơi, sau đó vứt giấy vào thùng rác cho trẻ.
  • Giữ ấm cho trẻ, không để trẻ bị lạnh.
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ, đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính.

Sốt xuất huyết

  • Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại siêu vi trùng có tên là Dengue gây ra. Đây là căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác nếu như bị muỗi vằn (có nhiều khoang trắng ở chân và lưng) mang mầm bệnh đốt. So với người lớn thì trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả. 
  • Bệnh sốt xuất huyết có thể khiến cho cơ thể người bệnh trở nên đau nhức, đặc biệt là ở cơ và các khớp. Sốt xuất huyết dạng nhẹ có thể gây phát ban, sốt cao, dạng nặng thì có thể gây chảy máu, giảm huyết áp đột ngột và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.
  • Người bệnh có thể bị xuất huyết nội tạng (đường tiêu hóa và xuất huyết não), triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn gây xuất huyết đường tiêu hóa sẽ bao gồm biểu hiện đau đầu bình thường và sốt nhẹ, không phát ban. Sau khoảng 2 ngày, người bệnh sẽ đi ngoài ra máu, phân có màu đen hoặc đi ngoài ra máu tươi, trên da bắt đầu xuất hiện các chấm xuất huyết, người mệt mỏi, da xanh tái… 
  • Trường hợp xuất huyết não sẽ rất khó nhận biết vì triệu chứng sốt xuất huyết ở người lớn sẽ không rõ ràng, có thể người bệnh chỉ bị sốt, đau đầu, liệt chân, tay hoặc liệt nửa người và sau đó bị hôn mê, dẫn đến tử vong.

Dấu hiệu nhận biết:

  • Đau phía sau mắt.
  • Đau nhức đầu nghiêm trọng.
  • Đau khớp và cơ.
  • Sốt cao, có thể lên đến 40,5 độ C.
  • Phát ban.
  • Buồn nôn và ói mửa.

Cách phòng tránh:

  • Vệ sinh nơi ở, môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
  • Không nên trữ nước trong nhà.
  • Tiêu diệt muỗi vằn bằng cách đốt nhang muỗi, vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi.
  • Phát quang bụi rậm và ngủ màn để tránh bị muỗi đốt.

Trên đây là một số bệnh thường gặp trong mùa đông và cách phòng ngừa. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có một mùa đông an lành. Hãy áp dụng lối sống lành mạnh và lựa chọn thực phẩm phù hợp để duy trì sức khỏe tốt nhé!

42 lượt đọc

Notice: Undefined index: fb_enable in /home/mypharma/public_html/wp-content/themes/gloria/templates/comments.php on line 15

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *