Mỡ máu cao là bệnh gì? Cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả

Tỷ lệ người mắc bệnh mỡ máu có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa, nguyên nhân là do nhịp sống nhanh, gấp gáp, nhiều người có thói quen sử dụng thực phẩm tiện lợi, chế biến sẵn và lười vận động. Bệnh thường không có những biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Giới y khoa còn cho rằng đây là “sát thủ thầm lặng”, ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới và cả Việt Nam.

Vậy mỡ máu cao là bệnh gì? Các phòng ngừa và điều trị bệnh như thế nào để mang lại hiệu quả?

1. Mỡ máu cao là bệnh gì?

Mỡ máu cao là do xáo trộn các chất mỡ trong máu: quá nhiều hoặc quá ít các chất lipoprotein. Bệnh thường biểu hiện qua các chỉ số tăng cholesterol, tăng lipoprotein “xấu” (LDL), tăng triglyceride hoặc thiếu lipoprotein “tốt” (HDL).

Cơ thể con người (nhất là gan) mỗi ngày sản sinh ra khoảng 1g cholesterol, còn lại phần lớn cholesterol được cơ thể lấy từ thức ăn như lòng đỏ trứng, thịt, mỡ nội tạng động vật,…

Chelesterol là một phần quan trọng của cơ thể, cấu tạo của màng tế bào, một số hormone và một số công dụng khác trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu quá nhiều cholesterol trong máu sẽ dẫn đến những nguy cơ lớn về bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến,…

Do cholesterol và các chất mỡ như triglycerid không tan trong nước, nên phải kết hợp với những khối tạp dễ tan trong nước là lipoprotein để di chuyển trong máu.

Lipoprotein được chia làm nhiều loại tùy theo tỷ trọng.

  • HDL-c (tỷ trọng cao) – khoảng 1/3 tổng số cholesterol được mang trong HDL. Theo các nhà khoa học, HDL thường đem cholesterol ra khỏi động mạch về gan và bài tiết ra khỏi cơ thể, dó đó HDL được coi là cholesterol “có ích”.
  • LDL-c (tỷ trọng thấp) – ngược lại với HDL, LDL được coi là cholesterol “xấu”. Khi có quá nhiều LDL, cholesterol bị đưa vào các mảng của động mạch, dần dần làm hẹp đường kính của mạch. Sau đó, kết hợp với các chất khác trong màng của thành động mạch tạo thành những mảng xơ vữa. 
  • Bên cạnh đó, chiếm một phần rất nhỏ là IDL-c (tỷ trọng trung) và VLDL-c (tỷ trọng cực thấp).

2. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm mỡ máu

Ý nghĩa các chỉ số mỡ máu

Xét nghiệm máu là cách duy nhất để biết mức độ mỡ trong máu của bạn có quá cao hay không. Chỉ số lipid máu ở mức bình thường, mức ranh giới và mức nguy cơ cao ở người lớn được liệt kê rõ trong bảng dưới đây:

Chỉ sốMức bình thườngMức ranh giớiMức nguy cơ cao
Cholesterol tổng(TC)<200 mg/dL(5,1 mmol/L)200–239 mg/dL(5,1–6,2 mmol/L)≥240 mg/dL(6,2 mmol/L)
Cholesterol tốt(HDL  – C)≥60 mg/dL(1,5 mmol/L)Nam: 40–59 mg/dL (1,0–1,5 mmol/L)Nữ: 50–59 mg/dL(1,3–1,5 mmol/L)Nam: <40 mg/dL (1,0 mmol/L)Nữ: <50 mg/dL (1,3 mmol/L)
Cholesterol xấu(LDL – C)Bình thường <100 mg/dL(2,6 mmol/L) Gần đạt: 100–129 mg/dL (2,6–3,3 mmol/L) 130–159 mg/dL(3,3–4,1 mmol/L)Nguy cơ cao: 160–189 mg/dL (4,1–4,9 mmol/L)Nguy cơ rất cao: ≥190 mg/dL (4,9 mmol/L) 
Triglycerid(TG)<150 mg/dL (1,7 mmol/L)150–199 mg/dL(1,7–2,2 mmol/L)Nguy cơ cao: 200–499 mg/dL (2,2–5,6 mmol/L) Nguy cơ rất cao: ≥500 mg/dL (5,6 mmol/L) 
Non-HDL-cholesterolBình thường <130 mg/dL(3,3 mmol/L) Gần đạt: 130–159 mg/dL (3,3–4,1 mmol/L) 160–189 mg/dL(4,1–4,9 mmol/L)Nguy cơ cao: 190–219 mg/dL (4,9–5,7 mmol/L) Nguy cơ rất cao >220 mg/dL (5,7 mmol/L) 

3. Mục tiêu điều trị bệnh mỡ máu

Mục tiêu điều trị đối với người mỡ máu cao thường được chia theo nhóm bệnh và các bệnh mắc kèm, việc điều trị kết hợp cả điều chỉnh chế độ ăn uống và điều trị bằng thuốc.

Nhóm bệnh nhânÁp dụng biện pháp điều trịMục tiêu cần đạt
Nguy cơ thấp: Không có bệnh mạch vành (hoặc bệnh tương đương), có dưới 1 yếu tố nguy cơ khác kèm theoĐiều chỉnh chế độ ăn Nếu nồng độ LDL-c ≥ 4,1 mmol/LĐiều trị bằng thuốc Nếu nồng độ LDL-c ≥ 4,9 mmol/L(xem xét dùng thuốc nếu LDL-C từ 4,13- 4,88 mmol/L) (.≥160 mg/dL)Hạ chỉ số LDL-c < 4,1 mmol/L (160 mg/dL)
Nguy cơ trung bình: Không có bệnh mạch vành (hoặc bệnh tương đương) và có thêm 2 yếu tố nguy cơ khác kèm theoĐiều chỉnh chế độ ăn Nếu nồng độ LDL-c ≥ 3,4 mmol/L (≥130 mg/dL)Điều trị bằng thuốc Nếu nồng độ LDL-c ≥ 4,1 mmol/L (≥160 mg/dL)Hạ chỉ số LDL-c < 3,4 mmol/L(130 mg/dL)
Nguy cơ trung bình cao: Không mắc bệnh mạch vành (hoặc bệnh tương đương) có trên 2 yếu tố nguy cơ và dự kiến có nguy cơ bệnh trong vòng 10 nămĐiều chỉnh chế độ ăn Nếu nồng độ LDL-c ≥ 3,4 mmol/L (≥130 mg/dL)Điều trị bằng thuốc Nếu nồng độ LDL-c cao hơn hoặc bằng: 3,4 mmol/L (≥130 mg/dL)Hạ chỉ số LDL-c < 2,6 mmol/L(100 mg/dL)
Nguy cơ cao: Bệnh mạch vành hoặc bệnh tương đương kèm theo huyết áp cao hoặc đái tháo đườngĐiều chỉnh chế độ ăn Nếu nồng độ LDL-c ≤ 2,6 mmol/L (≤100 mg/dL)Điều trị bằng thuốc Nếu nồng độ LDL-c ≥ 2,6 mmol/L (≥100 mg/dL)Hạ chỉ số LDL-c < 1,8 mmol/L(70 mg/dL)

4. Lời khuyên để phòng ngừa bệnh mỡ máu cao

Điều chỉnh chế độ ăn uống là điều rất cần thiết mà người mỡ máu cao cần lưu ý. Để giảm cholesterol, chế độ ăn uống chỉ nên cung cấp dưới 30% calo từ chất béo, hạn chế tối đa mỡ động vật (mỡ lợn, mỡ bò, bơ, mỡ nội tạng). Đây là những thực phẩm chứa nhiều chất béo no, dễ dẫn đến tắc động mạch.

5 điều sau đây nên làm để phòng ngừa bệnh mỡ máu cao:

  1. Nên ăn nhạt: tốt cho sức khỏe và tim mạch.
  2. Nên ăn thực phẩm có nhiều tác dụng giảm mỡ máu: gừng, nấm hương, mộc nhĩ, sen, tỏi,…
  3. Nên uống nhiều nước mỗi ngày
  4. Nên nạp đủ axit folic: Nếu hàm lượng axit này trong máu quá thấp thì hàm lượng homocystein sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim. Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên nạp mỗi ngày 400 microgram axit folic qua các thực phẩm như rau chân vịt, nước ép trái cam, bánh mì, lạc, đậu trắng và mầm lúa mì.
  5. Nên ăn những loại thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol thấp:
  • Rau xanh như rau xanh: Rau xanh chứa nhiều chất xơ, giúp giảm hấp thu của đường ruột với cholesterol.
  • Nên dùng dầu thay cho mỡ động vật (dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu…)
  • Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi loại ít ngọt (khoảng 500g mỗi ngày), nên ăn trái cây nguyên cả xác hơn là ép lấy nước uống.
  • Lựa chọn các loại thịt nạc không lẫn mỡ, da và gân.
  • Mỗi tuần chỉ nên dùng 2 quả trứng gà hoặc vịt
Bệnh mỡ máu cao nên ăn gì và không nên ăn gì?

5 điều sau đây người bệnh mỡ máu cao không nên làm: 

  1. Không nên ăn tối quá muộn với thức ăn quá nhiều đạm, khó tiêu hóa, làm lượng cholesterol đọng trên thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
  2. Không nên ăn những thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao: óc heo, mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng
  3. Không nên ăn thường xuyên các món chiên xào, đồ hộp, chế biến sẵn
  4. Không nên uống quá nhiều rượu, bia.
  5. Không nên hút thuốc lá

Chế độ ăn uống là ưu tiên số 1 để khắc phục tình trạng mỡ máu cao. Người bệnh nên đi kiểm tra, theo dõi định kỳ 3-6 tháng/lần hoặc theo tư vấn của bác sĩ. 

Bên cạnh đó, tập luyện thể dục thể thao đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu. 

Sử dụng các thảo dược có tác dụng hạ mỡ máu từ thiên nhiên như Lá sentỏi đen, sơn trachè vằng,… hay sử dụng sản phẩm giảm mỡ thừa, mỡ máu công nghệ cao MPSENO.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để hiểu mỡ máu cao là bệnh gì, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Để được Dược sĩ Gia đình MyPharma tư vấn về phương pháp giảm mỡ máu hiệu quả, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.2004 hoặc đặt câu hỏi Tại đây.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *