Vị thuốc Bạch Phục Linh: Chi tiết công dụng, cách dùng và lưu ý
Là một loại dược liệu quý, được ví như linh khí của cây thông nấp dưới đất, Bạch Phục linh mang lại nhiều tác động tích cực cho sức khỏe con người. Do đó, vị thuốc này được sử dụng rộng rãi trong Đông y từ bao đời nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về dược liệu Bạch Phục linh. Cùng tìm hiểu chi tiết công dụng, cách dùng và những lưu ý về vị thuốc này trong bài viết sau nhé!
Nội dung chính
1. Bạch Phục linh là gì?
1.1. Tên gọi, phân bố
Bạch Phục linh thực chất là một loại nấm có thể quả lớn, mọc ký sinh trên rễ cây thông. Trong dân gian, vị thuốc này còn được biết đến với tên gọi Bạch linh, Phục linh, Phục thần. Tên gọi Phục linh mang hàm nghĩa là linh khí của cây thông, nấp dưới lớp đất. Tên khoa học là Poria cocos Wolf, họ Nấm lỗ (Polyporaceae).
Bạch Phục linh là loại dược liệu rất quý giá, phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Vân Nam, Quảng Đông của Trung Quốc. Loại tốt nhất mọc ở Vân Nam gọi là Vân linh. Loại dược liệu này cũng có ở Nhật Bản và Nga. Tại Việt Nam, đã tìm thấy Bạch Phục Linh ở Đà Lạt (Lâm Đồng) năm 1977, một số tài liệu cũng cho hay dược liệu có ở các rừng thông tại Gia Lai, Hà Giang…
1.2. Đặc điểm thực vật
Bạch Phục linh mọc ký sinh trên rễ cây thông, trường hợp nấm mọc bao quanh rễ thông ở giữa thì phần lõi đó gọi là phục thần. Nấm có hình khối to, không đồng nhất, có thể hình cầu hoặc hình thoi, đường kính từ 10–30cm hoặc hơn. Mặt ngoài của dược liệu nhăn nheo, lồi lõm, màu nâu hoặc xám đen, có thể thành bướu. Khi cắt ngang, ruột có thể màu trắng (bạch phục linh) hoặc hồng xám (xích phục linh).
Bạch Phục linh thường được thu hoạch vào tháng 7-9, sau đó đem làm sạch, phơi khô. Dược liệu không có mùi, vị hơi nhạt.
1.3. Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng là thể quả của nấm 2 năm tuổi, tốt nhất từ 3 – 4 năm tuổi.
2. Công dụng vị thuốc Bạch Phục linh
Tính vị, quy kinh: Phục linh có vị ngọt, nhạt, tính bình. Quy vào 5 kinh: Tâm, phế, thận, tỳ, vị.
Công năng: Lợi thủy, thẩm thấp, ninh tâm an thần, kiện tỳ hòa trung.
Chủ trị: Chữa thủy thũng kèm tiểu sẻn, khó tiểu, đánh trống ngực, hồi hộp mất ngủ, kém ăn, phân lỏng, di tinh.
3. Bạch phục linh chứa các thành phần nào?
Thành phần hóa học được xác định trong Phục linh gồm có:
- Polysaccharide β–pachyman: Hoạt chất chính, có tính kháng ung thư mạnh.
- Nhóm acid có thành phần hợp chất triterpen: Tumolosic acid, pachimic C acid.
- Đường: Pachymoza (chiếm 75%), glucoza và fructoza.
- Ngoài ra còn có số lượng nhỏ ergosterol, histidine, cholin,…
4. Bạch Phục linh có tác dụng gì?
Phục linh đã được các nghiên cứu chỉ ra có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, cụ thể:
- Điều hòa hệ miễn dịch: Chiết xuất Phục linh có khả năng tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch.
- Kháng khuẩn: Nước sắc Phục linh ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn như xoắn khuẩn Spirochaeta, chủng vi khuẩn gây nhiễm trùng Enterococcus, tụ cầu…
- Lợi tiểu: Kết quả thí nghiệm trên thỏ cho thấy Phục linh có tác dụng lợi tiểu.
- Chống nôn: Hoạt chất acid pachymic nhóm triterpenoid đóng vai trò chính đem lại tác dụng chống nôn.
- Thử lâm sàng chữa ung thư: Dịch chiết Phục linh sử dụng cho các bệnh nhân ung thư giúp cải thiện khẩu vị, người bệnh ăn ngon miệng hơn. Đồng thời tăng cường chức năng miễn dịch, cải thiện chức năng gan, thận, đặc biệt bảo vệ tủy xương và tăng hiệu quả xạ trị với ung thư vòm họng…
5. Bạch Phục linh dùng cho ai? Ai không nên dùng Bạch Phục linh?
Đối tượng có thể dụng Bạch Phục linh:
- Người bình thường muốn nâng cao sức khỏe
- Người có thể trạng cơ thể suy nhược, ăn uống kém, muốn bồi bổ
- Người bệnh ung thư
- Người bị phù thũng, bụng đầy trướng, bí tiểu, tiêu chảy, mất ngủ
Đối tượng không nên dùng Bạch Phục linh:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Người bị thoát vị, đi tiểu quá nhiều, sa dạ dày trực tràng, hư hàn di hoạt tinh
6. Bạch Phục Linh có tốt không? Tư vấn của dược sĩ Mypharma về dược liệu Bạch Phục linh
Bạch Phục linh là loại dược liệu quý và hiếm, được dùng làm thuốc bổ tỳ, vị, lợi tiểu, chữa bệnh thủy thũng. Phục linh có thể dùng độc vị hoặc phối hợp cùng các vị thuốc khác tạo nên các bài thuốc chữa nhiều chứng bệnh khác nhau.
Tuy nhiên, sử dụng dược liệu này cũng có nhiều bất cập, cụ thể là cách dùng bất tiện, tốn thời gian sắc thuốc, vị khó uống. Hơn nữa, dạng dược liệu thô vẫn còn lẫn tạp chất, một số thành phần bất lợi chưa được loại bỏ có thể gây tác dụng không mong muốn. Do đó, tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vị thuốc này.
7. Viên bổ khí huyết MPSAMQUY có chứa Phục linh
Viên bổ khí huyết MPSamquy có chứa Phục linh là sản phẩm được bào chế dựa trên bài thuốc nổi tiếng Đương quy tửu của thầy Đỗ Đức Ngọc, phát triển từ Bát trân thang – bài thuốc cổ phương bổ khí huyết kinh điển được lưu truyền hơn 500 năm. Ngoài Phục linh, MPSamquy còn bổ sung hàm lượng cao Nhân sâm châu Á – vị thuốc đại bổ nguyên khí và Đương quy – vị thuốc bổ huyết đầu bảng. Đồng thời kết hợp thêm 5 dược liệu: Cam thảo, Hoàng kỳ, Bạch thược, Thục địa, Xuyên khung.
Sự kết hợp hai bài thuốc Tứ vật và Tứ quân trong MPSamquy giúp bổ cả khí và huyết, tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe từ gốc. Sản phẩm được bào chế dạng viên nang cứng tiện dụng, dễ dùng, sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, áp dụng công nghệ chiết xuất chọn lọc tinh chất.
Bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin về vị thuốc Bạch Phục linh một cách tổng quan nhất, từ đặc điểm, thành phần tới tác dụng của dược liệu. Mong rằng qua những kiến thức trên, bạn đọc đã hiểu thêm về vị thuốc quý này.
Đọc thêm: TẤT TẦN TẬT VỀ DƯỢC LIỆU QUÝ NHÂN SÂM: TÁC DỤNG, LIỀU DÙNG, GIÁ BÁN