Dấu hiệu táo bón ở trẻ và những điều mẹ cần phải biết

Táo bón ở trẻ là một vấn đề khá phổ biến được các mẹ đặc biệt quan tâm. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe và hệ tiêu hóa của trẻ. Do đó, việc phát hiện sớm trẻ đang táo bón sẽ giúp mẹ có giải pháp kịp thời. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn các dấu hiệu đó!

1. Táo bón ở trẻ là gì?

Táo bón ở trẻ là tình trạng bé ít đi đại tiện và gặp nhiều khó khăn lúc đi hơn bình thường. Khi bị táo bón, bé thường khó chịu, đau bụng, đầy hơi, bụng căng lên và đau ở vùng trên rốn. Bên cạnh đó, phân trẻ cũng vón to hơn bình thường khiến trẻ không thể tống ra ngoài. 

Dấu hiệu táo bón ở trẻ và những điều mẹ cần phải biết
Táo bón ở trẻ là tình trạng khá phổ biến

Ngoài ra, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ thường có những biểu hiện đặc trưng khác nhau. Do đó mẹ cần chú ý quan sát để dễ dàng nhận ra trẻ nhà mình đang gặp vấn đề. 

2. Dấu hiệu giúp mẹ nhận ra tình trạng táo bón ở trẻ

2.1. Dấu hiệu táo bón ở trẻ sơ sinh

Ở giai đoạn trẻ sơ sinh, tần suất đi phân su của trẻ trung bình khoảng 3 – 4 lần/ ngày. Trong giai đoạn này, nếu mẹ thấy trẻ ít đi phân su hơn, hay quấy khóc, bỏ bú, bụng đầy chướng và hơi cứng thì có thể trẻ nhà mình đang bị táo bón đấy mẹ. Ngoài ra, táo bón ở trẻ 1 tháng tuổi hay 2 tháng tuổi cũng có những dấu hiệu tương tự.

Dấu hiệu táo bón ở trẻ và những điều mẹ cần phải biết
Dấu hiệu trẻ táo bón ở giai đoạn sơ sinh khá khó nhận biết, mẹ cần chú ý quan sát theo dõi con nhé!

Tuy nhiên, dấu hiệu táo bón ở trẻ 7 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi mẹ có thể phải quan sát kỹ hơn. Nguyên nhân là do trẻ đang giãn ruột sinh lý và cũng có thể đang bắt đầu dùng sữa ngoài nên sẽ ít đi tiêu hơn, thường thì đi khoảng 3 lần/ tuần. Nếu bị táo bón, trẻ sẽ đi tiêu ít hơn, phân cứng hơn, hay quấy khóc mà không chịu bú sữa và bụng cứng, đầy. 

2.2. Dấu hiệu táo bón ở trẻ 1 tuổi

Mẹ rất dễ dàng nhận ra táo bón ở trẻ 1 tuổi thông qua một số dấu hiệu phổ biến. Như biếng ăn, giảm số lần đi tiêu, đau căng ở bụng, đặc biệt bé cũng hay khó chịu khi đi tiêu. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón như ăn dặm không đúng cách, dùng sữa công thức không phù hợp, uống ít nước, ăn ít chất xơ. 

2.3. Dấu hiệu táo bón ở trẻ 2 tuổi

Bắt đầu từ giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu ý thức biết lựa chọn thức ăn theo sở thích. Tam lý của trẻ thích màu sắc sặc sỡ như đỏ, cam hơn các màu xanh lá cây. Trẻ cũng thích ăn thịt hoặc đồ vặt hơn rau. Do đó, chế độ ăn của bé thường bị mất cân bằng, dễ dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ 2 tuổi. 

Bên cạnh việc ít ăn rau, mẹ có thể quan sát xem trẻ có những dấu hiệu đặc biệt như uống ít nước trong ngày không. Cũng có thể xem bé có nhịn đi tiêu do ham chơi hoặc lười vận động. Mẹ cũng có thể dùng tay sờ bụng trẻ có bị cứng, đầy bụng, khó tiêu hay không.

Ngoài ra, nếu bé bỏ bữa, số lần đi tiêu thưa thớt, phân cứng và sợ, hay khóc khi đi tiêu thì có thể trẻ đang bị táo bón. 

2.4. Dấu hiệu táo bón ở trẻ 3 tuổi

Trẻ 3 tuổi khi bị táo bón thường khó đi tiêu, đau khi đại tiện và phân vừa khô vừa cứng. Thời gian đi tiêu cho thấy táo bón ở trẻ 3 tuổi thường khoảng dưới 2 lần trong tuần. Tuy nhiên, ở độ tuổi này bé đã bắt đầu biết nói cho cha mẹ nghe về việc đi tiêu khó, đau thế nào. Do đó, đây cũng là giai đoạn dễ phát hiện ra bé bị táo bón nhất. 

Táo bón ở trẻ 3 tuổi trở lên sẽ dễ nhận biết hơn do trẻ đã biết nói cho cha mẹ

2.5. Táo bón kéo dài ở trẻ em

Táo bón là tình trạng phổ biến ở trẻ, tuy nhiên nếu để táo bón kéo dài mà không xử trí kịp thời, triệt để sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trẻ có thể bị tắc ruột, xuất huyết đại tràng, viêm nhiễm, áp xe hậu môn.

Ngoài ra, điều này còn khiến trẻ bị rò hậu môn, viêm nứt hậu môn, sa trực tràng hay trĩ. Do đó, phụ huynh cần lưu ý hơn trong việc chăm sóc trẻ. 

2.6. Táo bón ra máu ở trẻ em

Táo bón ra máu ở trẻ em không còn là tình trạng hiếm gặp, nhất là giai đoạn trẻ 2 – 4 tuổi. Phần lớn, tình trạng này xuất hiện khi trẻ táo bón lâu ngày, phân lớn, khô và cứng. Khi đi tiêu gây nứt hậu môn dẫn đến chảy máu, bé cũng phải cố hết sức để rặn nó ra ngoài. Do đó, mẹ cần phát hiện trẻ táo bón sớm để có giải pháp xử trí kịp thời.

Dấu hiệu táo bón ở trẻ và những điều mẹ cần phải biết
Táo bón kéo dài có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu

3. Giải pháp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ

Nhận biết được trẻ bị táo bón, mẹ có thể dễ dàng giúp bé cải thiện tình trạng của mình hơn qua một số giải pháp dưới đây:

3.1. Tăng cường lượng chất xơ:

Mẹ nên cân đối thức ăn trong bữa ăn hàng ngày của bé. Bên cạnh thịt, cá mẹ nên tạo cho bé thói quen ăn rau xanh. Một số loại rau xanh mẹ có thể thêm vào bữa ăn cho trẻ như cải xoăn, bắp cải, cải bó xôi, mồng tơi, khoai lang,…

Ngoài ra, hoa quả cũng rất giàu chất xơ do đó mẹ cũng nên cho bé sử dụng. Một số loại hoa quả tốt cho bé như chuối, dâu tây, bơ, kiwi, cherry,… Hoặc có thể tham khảo các sản phẩm có chứa chất xơ JV

3.2. Giúp bé uống đủ nước:

Ở mỗi độ tuổi thì bé cần bổ sung một lượng nước nhất định mỗi ngày.

  • Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: mẹ chỉ cần bổ sung ít nước cho bé. Lý do là khi bú sữa, trẻ đã được bổ sung nước để đáp ứng cơ thể hoạt động. 
  • Với trẻ từ 6 – 12 tháng: trẻ cần uống 600ml nước mỗi ngày 
  • Với trẻ từ 1 đến 3 tuổi: trẻ cần uống 900ml nước mỗi ngày
  • Với trẻ từ 3 – 5 tuổi: trẻ cần uống 1200ml nước mỗi ngày 
  • Với trẻ lớn hơn 10 tuổi, lượng nước cung cấp bằng người lớn 1500 – 2000ml nước/ ngày

3.3. Vận động thường xuyên

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên khuyến khích con vui chơi, chạy nhảy, vận động ít nhất 30 – 60 phút mỗi ngày. Điều này sẽ giúp ruột của bé có cơ hội được chuyển động. Nhờ đó giúp trẻ cải thiện triệu chứng táo bón. 

Trẻ vận động thường xuyên sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng táo bón của trẻ

3.4. Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh:

Việc đại tiện đúng giờ, ngồi đúng tư thế và tập trung khi đi tiêu sẽ giúp bé dễ dàng đi ngoài hơn. Hơn nữa, đây cũng là biện pháp để phòng trường hợp bé sợ đi vệ sinh ở trường học. 

3.5. Matxa bụng cho bé thường xuyên

Giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Mẹ có thể áp lòng bàn tay vào rốn và xoa bụng bé vòng theo chiều kim đồng hồ. Như thế để bé vừa thoải mái, lại kích thích nhu động ruột của trẻ. 

3.6. Lựa chọn sữa công thức phù hợp cho con

Những sản phẩm sữa công thức phù hợp sẽ giúp con dễ tiêu hóa hơn, ngừa táo bón. Bên cạnh đó, mẹ nên pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất cho bé

3.7. Bổ sung lợi khuẩn

Nếu bé gặp vấn đề về đi tiểu, cũng có thể do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Do đó, bạn có thể bổ sung lợi khuẩn cho bé. Từ đó cải thiện tiêu hóa, ngừa táo bón hiệu quả. 

Bổ sung lợi khuẩn, cải thiện các vấn đề tiêu hóa

Ngoài ra, đôi khi trẻ bị táo bón là do bắt nguồn từ chế độ ăn uống, dinh dưỡng, sinh hoạt của mẹ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Lúc này cần tìm hiểu nguyên nhân và cải thiện từ mẹ để giúp bé giảm tình trạng táo bón. 

Như vậy, dược sĩ gia đình Mypharma đã giúp bạn tìm hiểu chi tiết về các dấu hiệu táo bón ở trẻ. Nếu còn bất cứ vấn đề gì cần giải đáp, quý độc giả vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.2004 để được dược sĩ gia đình Mypharma tư vấn nhanh nhất và chính xác nhất.

392 lượt đọc

Notice: Undefined index: fb_enable in /home/mypharma/public_html/wp-content/themes/gloria/templates/comments.php on line 15

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *