Táo bón sau sinh – Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Không ít chị em gặp phải tình trạng táo bón sau sinh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của chị em, đặc biệt là cảm giác khó chịu, đau đớn. Do đó, việc hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu sẽ giúp chị em có cách phòng ngừa, xử trí phù hợp. Để tìm hiểu kỹ hơn, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây. 

1. Dấu hiệu, nguyên nhân gây táo bón sau sinh

1.1. Dấu hiệu táo bón sau sinh

Sau sinh, chị em thường gặp tình trạng đi đại tiện dưới 3 lần/ tuần kèm theo tình trạng phân khô, cứng, to gây đau rát hậu môn và luôn cảm giác đi không hết phân, muốn đi tiếp. Đó chính là những biểu hiện đặc trưng của tình trạng táo bón sau sinh. Bên cạnh đó, nhiều chị em còn gặp phải tình trạng táo bón ra máu sau sinh. 

Dấu hiệu táo bón sau sinh cũng khá dễ nhận biết

1.2. Nguyên nhân gây táo bón sau sinh

Tình trạng táo bón này dường như đã trở thành một nỗi ám ảnh với chị em, gây những phiền toái không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày. Một số nguyên nhân gây táo bón sau sinh ở chị em có thể kể đến như:

– Thay đổi nội tiết

Thời kỳ sau sinh, chị em thường gặp tình trạng thay đổi nội tiết tố. Điều này cũng góp phần không nhỏ trong việc gây nên tình trạng táo bón. 

– Ít vận động

Sau sinh, chị em thường ít vận động, hay nằm một chỗ và kiêng cữ trong thời gian dài, khiến cho ruột hoạt động kém hơn, gây táo bón

Quá trình kiêng cữ, nằm 1 chỗ cũng khiến chị em mắc phải táo bón

– Chế độ ăn sau sinh

Có thể mẹ nghĩ đang cho con bú nên sẽ kiêng khem hơn bình thường, cũng có người có chế độ ăn chưa cân bằng, nhiều chất đạm, ít hoa quả và rau củ. Điều này dẫn đến 

– Ít uống nước

Quá trình cho con bú làm mẹ mất một lượng nước, mà mẹ lại sợ uống nhiều nước sữa sẽ loãng hơn nên lại càng ít uống hơn, dẫn đến dễ bị táo bón hơn.

– Tâm lý, ngại đi vệ sinh

Sau sinh, chị em thường bị đau và khó khăn khi đi đại tiện do vết khâu chưa lành. Từ đó hình thành nên tâm lý ngại đi, nhịn đi dẫn đến táo bón.

– Bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất

Trong quá trình mang thai, sau sinh, mẹ thường bổ sung nhiều dưỡng chất để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên việc bổ sung quá nhiều rất dễ gây tình trạng táo bón này. 

Bổ sung nhiều dưỡng chất cũng khiến mẹ bỉm mắc phải táo bón

– Không chữa dứt điểm táo bón khi mang thai

Táo bón khi mang thai không được chữa dứt điểm sẽ gây kéo dài nhiều tháng sau sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ. 

2. Táo bón sau sinh có nguy hiểm không?

Táo bón sau sinh thường không gây nguy hiểm, tuy nhiên nó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và tâm lý của chị em. Hơn nữa, nó có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như:

Trĩ: táo bón kéo dài khiến phân đọng lại lâu ngày ở trực tràng. Mỗi lần đi đại tiện phải dùng sức để rặn được phân ra ngoài. Để càng lâu, nó càng cản trở tuần hoàn, sinh ra trĩ ngoại, trĩ nội, tiến triển nhanh và nặng hơn. Từ đó gây nhiều đau đớn và khó chịu.

Nhiễm độc tiêu hóa: các chất cặn bã không được đào thải ra ngoài do táo bón, dẫn đến tăng sinh độc tố trong cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng viêm nhiễm trực tràng, gây nhiễm độc tiêu hóa, thậm chí còn có thể gây ung thư. 

3. Giải pháp phòng ngừa và dứt điểm táo bón sau sinh mổ

Để dứt điểm và phòng ngừa tình trạng táo bón sau sinh, chị em cần lưu ý kết hợp những biện pháp dưới đây:

3.1. Thay đổi chế độ ăn uống

Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống phù hợp, cân bằng dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể cải thiện và dứt điểm tình trạng táo bón.

Thay đổi chế độ ăn uống giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón sau sinh

Vậy táo bón sau sinh nên ăn gì? 

  • Bổ sung rau, củ, quả giàu chất xơ, giúp tăng cường tiêu hóa, làm mềm và thải phân dễ hơn
  • Bổ sung các Probiotics, Prebiotics từ men vi sinh, sữa chua để cải thiện tiêu hóa, kích thích hệ vi sinh đường ruột.
  • Hạn chế đồ nhiều dầu mỡ, nhiều tinh bột, đồ chiên rán, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê 

Đặc biệt, chị em sau sinh cần ăn uống đúng giờ, có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để tiêu hóa tốt hơn, hấp thu tốt hơn.

3.2. Uống nhiều nước

Một những nguyên nhân hàng đầu gây táo bón chính là do thiếu nước. Vậy nên hãy uống khoảng 2 – 2,5l nước mỗi ngày để làm mềm phân trong ruột, giúp việc đi ngoài trở nên dễ dàng hơn, cải thiện nguồn sữa mẹ tốt hơn. 

3.3. Vận động mỗi ngày

Sau sinh, các mẹ lo lắng nếu vận động sẽ gây bục các vết mổ, dẫn tới tình trạng táo bón. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng sau sinh 24 – 36 giờ, chị em nên đi lại nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp hồi phục chức năng cơ thể nhanh chóng, tăng nhu động ruột, nhờ đó đi đại tiện cũng dễ dàng hơn, tình trạng táo bón cũng được cải thiện. 

3.4. Nghỉ ngơi, thư giãn để giữ tinh thần thoải mái

Tâm trạng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng táo bón sau sinh của chị em. Khi tâm trạng không tốt, dạ dày co bóp và tiêu hóa thức ăn chậm hơn, dễ mắc táo bón hơn. D đó, hãy dành cho mình những khoảng thời gian trong ngày để nghe nhạc, tập yoga, làm những thứ mình thích để tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ. 

Cải thiện tinh thần giúp ngừa táo bón hiệu quả

3.5. Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Việc này tuy nghe đơn giản nhưng lại đem đến hiệu quả bất ngờ. Các mẹ nên tạo cho mình một giờ giấc đi vệ sinh cố định để giúp ổn định tiêu hóa hơn. Tư thế tốt nhất để đi đại tiện là ngồi xổm hoặc ngồi bệt có kê thêm chiếc ghế nhỏ dưới chân để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi ngoài hơn. 

Lưu ý, không nên nhịn đi vệ sinh, không ngồi quá lâu mà hãy tập trung đi vệ sinh. Và đặc biệt, không nên cầm theo điện thoại vào nhà vệ sinh để giúp bạn đi ngoài nhanh hơn nhé. 

3.6. Massage bụng 

Ngoài các phương pháp trên, các mẹ cũng có thể kết hợp thêm các động tác massage bụng nhẹ nhàng để cải thiện chứng táo bón, tăng cường nhu động ruột và đại tiện dễ dàng hơn.

 

Massage bụng giúp mẹ bỉm cải thiện táo bón hiệu quả

Mẹ có thể nằm thả lỏng, dùng tay massage nhẹ nhàng bụng theo chiều kim đồng hồ khoảng 40 – 50 lần. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng tay trái chống eo, tay phải massage nhẹ nhàng từ theo chiều kim đồng hồ. Thực hiện tránh xa bữa ăn để tránh gây áp lực dạ dày. 

Như vậy, dược sĩ Mypharma đã giúp bạn hiểu rõ hơn cách phòng ngừa, xử trí phù hợp khi mắc phải táo bón sau sinh. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.2004 để được đội ngũ dược sĩ tư vấn nhanh chóng và kịp thời. 

338 lượt đọc

Notice: Undefined index: fb_enable in /home/mypharma/public_html/wp-content/themes/gloria/templates/comments.php on line 15

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *