Khí huyết kém ăn gì? Thuốc bổ khí huyết cho phụ nữ tốt nhất hiện nay
Khí huyết kém trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể. Điều đó khiến chị em phụ nữ tăng tốc độ lão hóa, suy giảm sức đề kháng, mệt mỏi trong người. Vậy khi bị khí huyết kém thì nên ăn gì? Nên dùng thuốc bổ khí huyết cho phụ nữ loại nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những câu hỏi trên.
Phụ nữ bị khí huyết kém trong thời gian dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
Nội dung chính
1. Biểu hiện khí huyết kém ở phụ nữ
Hầu hết phụ nữ bị khí huyết kém đều cảm thấy trong người nửa khỏe, nửa yếu. Vừa có cảm giác bị bệnh đồng thời thấy cơ thể vẫn khỏe mạnh. Sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết được mình khí huyết kém hay không.
- Sắc mặt nhợt nhạt, thiếu sức sống, làn da sạm vàng, khô hơn.
- Mắt nhìn vô hồn, phần lòng trắng mắt đục, vàng hơn do nghỉ ngơi không đủ.
- Tay chân lạnh, hay bị tê cứng.
- Thường xuyên mất ngủ, ngủ khó, hay bị thức giấc trong đêm.
- Tóc rụng nhiều, khô và bị chẻ ngọn.
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu tinh thần, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
2. Bài thuốc bổ khí huyết cho phụ nữ
Trong y học cổ truyền, sự kết hợp giữa các loại dược liệu quý sẽ tạo nên bài thuốc hữu hiệu giúp đẩy lùi tình trạng khí huyết kém. Từ đó, giúp chị em phụ nữ cải thiện nhan sắc cũng như tinh thần, sức khỏe một các tốt nhất. Mypharma xin giới thiệu 4 bài thuốc Đông y nổi tiếng giúp bổ khí huyết dành cho phụ nữ từ các danh y nổi tiếng.
2.1 Bài thuốc Tứ quân tử thang – Giúp bồi bổ khí
Bài thuốc “Tứ quân tử thang” giúp bổ khí
Thành phần bài thuốc “Tứ quân tử thang”
- Nhân sâm (12 gam)
- Bạch truật (9 gam)
- Bạch linh (9 gam)
- Cam thảo (4,5 gam)
Công dụng bài thuốc Tứ quân tử thang
Trong Đông y, bài thuốc “Tứ quân tử thang” dùng để chữa chứng bệnh “khí hư” rất tốt. Đây được coi là bài thuốc bổ khí kinh điển được các danh y sử dụng rất nhiều. Bài thuốc này sử dụng nhân sâm là chủ dược (vị thuốc chính) để đại bổ nguyên khí. Bên cạnh đó việc kết hợp với bạch truật và phục linh còn đem lại tác dụng kiện Tỳ trừ thấp. Cam thảo có trong bài thuốc giúp điều hòa tỳ vị và hỗ trợ bổ khí của nhân sâm. Bài thuốc Tứ quân tử thang có công dụng hồi phục sức khỏe rất tốt. Cũng chính nhờ tác dụng bổ khí nhưng không gây ứ trệ, sử dụng lâu dài mà không gây tác hại nên mới được dân gian mệnh danh là “tứ quân tử” – 4 vị quân tử.
2.2 Bài thuốc Bát trân thang – Giúp bồi bổ khí huyết
Bài thuốc cổ phương “Bát trân thang” giúp bồi bổ khí huyết được Y học hiện đại công nhận
Thành phần bài thuốc “Tứ quân tử thang”
- Nhân sâm (12 gam)
- Đương quy (12 gam)
- Bạch truật (12 gam)
- Bạch linh (12 gam)
- Bạch thược (12 gam)
- Thục địa (12 gam)
- Xuyên khung (12 gam)
- Cam thảo (10gam)
Công dụng:
Bài thuốc “Bát trân thang” là thành tựu nghiên cứu nổi tiếng của danh y Tiết Kỷ người Trung Quốc dựa trên những nguyên lý Đông y học. Đây được xem là bài thuốc bổ khí huyết kinh điển được hợp lại từ hai bài thuốc: Tứ quân (bổ khí) và Tứ vật (bổ huyết). Hai bài thuốc kết hợp lại giúp bổ khí lẫn huyết ở hậu thiên đều hư. Dược liệu nhân sâm và thục địa có tác dụng ích khí dưỡng huyết. Bạch truật và bạch linh bổ trợ cho công dụng bổ tỳ khí và phế khí của nhân sâm, từ đó làm tăng thêm khí huyết cho cơ thể. Vị thuốc bạch thược và đương quy có công dụng giúp dưỡng huyết. Dược liệu xuyên khung giúp hoạt huyết, hành khí. Còn lại, cam thảo giúp điều hoà các vị thuốc.
Trong nền Y học hiện đại, các nghiên cứu cũng đã chứng minh bài thuốc “Bát trân thang” có công dụng thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, làm tăng lượng huyết sắc tố. Từ đó, phòng chống hữu hiệu tình trạng thiếu máu.
Ngoài ra, bài thuốc này còn có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, cải thiện hệ tuần hoàn. Điều tiết sự co bóp của tử cung, bảo vệ gan, chống mệt mỏi và nâng cao năng lực thích ứng của cơ thể. “Bát trân thang” từ lâu đời vẫn nổi tiếng là một bài thuốc có công dụng bồi bổ khí huyết. Bài thuốc có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống thiếu máu và điều trị các bệnh sản phụ khoa. Dùng trong các trường hợp: Rối loạn kinh nguyệt, vô sinh nữ, nhiều người do khí huyết đều hư, sức khỏe suy yếu kinh nguyệt rối loạn… dẫn đến khó có con.
2.3 Bài thuốc Tứ vật thang – Giúp bổ huyết
Thành phần bài thuốc “Tứ vật thang”
- Thục địa (15 gam)
- Đương quy (10 gam)
- Bạch thược (10 gam)
- Xuyên khung (6 gam)
Công dụng:
Từ xa xưa, bài thuốc “Tứ quân tử thang” còn được gọi với cái tên “Điều huyết chi chuyên tễ” dùng để điều huyết rất tốt. Bài thuốc vừa có công dụng bổ huyết, lại vừa hoạt huyết. Dược liệu đương quy giúp bổ huyết, hòa huyết. Thục địa giúp bổ huyết tư âm là Quân. Bạch thược có công dụng dưỡng huyết liễm âm để tăng tính dược của Quân, giúp cho chức năng tàng huyết của Can tốt, làm Thần. Còn xuyên khung có công dụng hành huyết trong khí, làm huyết lưu thông chống huyết ứ trệ cho nên là Tá và Sứ.
Tứ vật thang là bài thuốc cơ bản chữa trị chứng “huyết hư”. Tuy nhiên, hai vị thuốc bạch thược và thục địa là những thứ “âm trệ” – dễ gây ứ trệ, làm cản trở đến “khí cơ”. Vậy nên những người Tỳ vị yếu, kém ăn, đại tiện lỏng không nên lạm dụng.
2.4 Bài thuốc kê huyết đằng
Bài thuốc “Kê huyết đằng” giúp bổ khí huyết, rất tốt cho phụ nữ sau sinh
Thành phần bài thuốc “Kê huyết đằng”
- Kê huyết đằng (16 gam)
- Nghệ vàng (6 gam)
- Ngưu tất (10 gam)
- Ích mẫu (12 gam)
Công dụng:
Theo Đông y học, bài thuốc “Kê huyết đằng” có công dụng giúp bồi bổ khí huyết, mạnh xương cốt, chữa đau lưng, trị chứng kinh không đều, ứ huyết, ra mồ hôi. Trong đó, vị thuốc kê huyết đằng (chủ dược) có công dụng rất tốt trong bổ khí huyết, điều trị kinh nguyệt không đều. Nghệ vàng giúp khí huyết được lưu thông, rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Ngưu tất có công dụng hoạt huyết khu ứ, bổ can thận dưỡng gân cốt, lợi tiểu. Ích mẫu có tác dụng hoạt huyết, thông kinh. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang không nên sử dụng bài thuốc “Kê huyết đằng”.
3. Món ăn giúp bồi bổ khí huyết cho phụ nữ
3.1. Cháo gan heo nấu đậu xanh
- Nguyên liệu: 100 gam gan heo, 100 gam gạo, 60 gam đậu xanh
- Cách chế biến:
- Bước 1: Rửa sạch gan heo, cắt thành từng miếng vừa ăn rồi ướp gia vị.
- Bước 2: Nấu cháo với đậu xanh (đã được rửa sạch).
- Bước 3: Khi cháo đã chín thì cho tiếp gan heo vào.
- Bước 4: Gan heo vừa chín, thêm gia vị là có thể ăn được.
- Công dụng: Trong gan heo có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như: sắt, vitamin D, A, B, acid folic. Cháo gan heo nấu với đậu xanh có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng đau, điều hòa ngũ tạng.
Cháo gan heo nấu đậu xanh giúp khỏe bên trong, mát bên ngoài
3.2. Canh gà, nấm và cà rốt
- Nguyên liệu: ½ con gà, 100 gam nấm hương, 1 củ cà rốt, gừng, hành lá, rau mùi.
- Cách chế biến:
- Bước 1: Làm sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp thịt gà với gừng và bột nêm trong khoảng 30 phút.
- Bước 2: Rửa sạch nấm hương, cà rốt rồi thái thành miếng, hành lá, rau mùi thái nhỏ.
- Bước 3: Cho nước trong nồi ngập thịt gà, đun sôi rồi vặn lửa nhỏ
- Bước 4: Khi thịt gà mềm cho nấm, cà rốt vào
- Bước 5: Nấm chín tới thì cho hành lá, rau mùi vào rồi tắt bếp là có thể thưởng thức.
- Công dụng: Món canh gà nấu nấm và cà rốt giúp bồi bổ rất tốt cho chị em phụ nữ. Ngoài ra, món ăn còn giúp phòng tránh cảm trong những ngày thời tiết đổi mùa như này.
Canh gà, nấm và cà rốt giúp bồi bổ cơ thể
3.3. Thịt bò xào
- Nguyên liệu: thịt bò, rau muống, tỏi, gừng, tiêu, gia vị
- Cách chế biến:
- Bước 1: Thịt bò mua về làm sạch, thái miếng vừa ăn
- Bước 2: Ướp thịt bò với tỏi, gừng, gia vị trong khoảng 15 – 20 phút để thịt được ngấm và ngon hơn (lưu ý ướp quá lâu sẽ khiến màu của thịt bò bị sẫm).
- Bước 3: Luộc qua rau muống đã được rửa sạch, rồi vớt ra cho ráo nước
- Bước 4: Phi tỏi thơm rồi cho thịt bò vào đảo đều đến khi tái, cho tiếp rau muống vào xào cùng.
- Bước 5: Nêm nếm gia vị, đến khi chín thì cho ra đĩa thưởng thức.
- Công dụng: Thịt bò giúp bổ sắt kết hợp rau muống chứa nhiều vitamin tạo nên một món ăn dinh dưỡng. Đây cũng là một trong những món ăn quen thuộc với mỗi gia đình người Việt. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thịt bò với các loại rau khác như: súp lơ, ớt chuông, su su, măng tây, cần tây, hành tây,…
3.4. Sò huyết hấp bia
- Nguyên liệu: 1 kg sò huyết, 170ml bia, sả, nước vo gạo, muối
- Cách chế biến:
- Bước 1: Rửa sạch sò rồi ngâm trong nước vo gạo trong 1-2 tiếng, để sò có thể nhả hết cát, sau đó rửa lại nước sạch rồi để ráo.
- Bước 2: Rửa sạch sả, cắt phần gốc và lá rồi cho vào đáy nồi, phần thân sả thì cắt nhỏ.
- Bước 3: Cho sò huyết, thêm 170 ml bia, sả đã cắt nhỏ vào nồi và hấp trong khoảng 10 phút.
- Bước 4: Sò chín thì vớt ra và có thể ăn.
- Công dụng: Sò huyết là loại hải sản giúp bổ huyết có chứa lượng đạm cao và nhiều dưỡng chất khác giúp tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể.
Sò huyết hấp bia là món ăn giúp bổ huyết
3.5. Nước ép củ cải đường
- Nguyên liệu: 6 củ cải đường, ¼ nước cốt chanh
- Cách chế biến:
- Bước 1: Rửa sạch củ cải, rồi thái thành từng miếng nhỏ cho vào máy ép, lấy phần nước đã ép.
- Bước 2: Cho thêm một ít nước cốt chanh và khuấy đều và thưởng thức.
- Công dụng: Thức uống bổ dưỡng, thơm ngon này rất dễ làm tại nhà và đặc biệt tốt cho chị em phụ nữ. Nước ép củ cải đường không những làm đẹp da mà còn có công dụng hạ huyết áp, bổ khí huyết, chữa giãn tĩnh mạch, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể,…
4. Sản phẩm bổ khí huyết cho phụ nữ
Viên bổ khí huyết MPsamquy – Phát triển từ bài thuốc Bát trân thang
Giới thiệu sản phẩm MPsamquy
Từ 8 vị thuốc quý bồi bổ khí huyết kết hợp với công nghệ bào chế chọn lọc tinh chất hiện đại đã tạo nên viên uống bổ khí huyết MPsamquy. MPsamquy giúp bổ máu, lưu thông khí huyết, giảm suy nhược cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Thành phần của viên bổ khí huyết MPsamquy:
- Nhân sâm ………………………………… 800mg
- Đương quy ……….…………………….… 800mg
- Bạch thược …………………………….…. 700mg
- Xuyên khung …………………………….… 600mg
- Thục địa ……………………………………. 600mg
- Hoàng kỳ ……………………………….…. 500mg
- Phục linh …………………………………… 250mg
- Cam thảo ……………………………….…. 250mg
Công dụng của MPsamquy
- Giúp bồi bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng
- Giảm mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, kém ăn, mất ngủ, tay chân lạnh
- Hỗ trợ điều trị thiếu máu, huyết áp thấp.
Hướng dẫn cách sử dụng MPsamquy:
- Uống trước hoặc sau bữa ăn 15 phút với nước ấm
- Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 – 3 viên hoặc theo hướng dẫn của thầy thuốc
- Nên dùng liên tục từ 3 – 6 tháng để đạt kết quả.
Hiệu quả sử dụng MPsamquy
- Sau một tháng: Những triệu chứng như chóng mặt, đau đầu đã giảm đi, cải thiện ăn uống, tay chân ấm hơn, tinh thần tốt hơn trước.
- Sau hai tháng: Khỏe mạnh hơn trước, ngủ ngon giấc, giảm mệt mỏi.
- Sau ba tháng: Sức khỏe được cải thiện nhiều, ăn tốt, ngủ ngon, tinh thần thoải mái, huyết áp cải thiện.
- Sau sáu tháng: Người dùng cho thấy các dấu hiệu đã giảm đi đáng kể so với trước và rất hài lòng với kết quả đạt được sau lộ trình sử dụng Viên bổ khí huyết MPsamquy.
Sản phẩm Viên bổ khí huyết MPSAMQUY chính hãng hiện đang được phân phối trên hệ thống website mypharma.vn và Siêu thị thuốc MPG. Để được các Dược sĩ gia đình Mypharma tư vấn chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ đến hotline 094.294.6633 hoặc tổng đài miễn cước 1800.2004.
Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn có câu trả lời cho khí huyết kém ăn gì và các thông tin liên quan. Hãy bảo vệ, giữ gìn sức khỏe cho bản thân, gia đình nhé!
Đọc thêm: VIÊN BỔ KHÍ HUYẾT MPSAMQUY DÙNG CHO AI? MUA Ở ĐÂU?