Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị bệnh tiểu đường, với mục đích đảm bảo cung cấp đủ, cân bằng cả về số lượng và chất lượng các thành phần dinh dưỡng. Để có thể vừa điều chỉnh được đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, vừa đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp.

  1. Bệnh tiểu đường là gì ?

Đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do rối loạn bài tiết Insulin, hoặc do giảm tác dụng chuyển hóa của Insulin hay do sự phối hợp của cả hai yếu tố trên. Bệnh ĐTĐ nếu không kiểm soát được đường máu tốt, sẽ sớm gây ra nhiều biến chứng ở nhiều cơ quan như tim, mắt, não, thận,…

Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường

2. Có mấy loại tiểu đường ?

Týp 1: ĐTĐ phụ thuộc insulin có liên quan tới sự thiếu hụt insulin, thường là kết quả của sự phá hủy tự miễn các tế bào Beta của tụy; chiếm khoảng 10% trong tổng số người ĐTĐ; thường gặp ở người trẻ và có thể trạng gầy.

Týp 2: ĐTĐ không phụ thuộc insulin chiếm 90% tổng số người ĐTĐ nguyên phát, thường gặp ở người béo. Tuy nhiên, người gầy cũng gặp khoảng 15 – 20%. ĐTĐ typ II liên quan nhiều đến chế độ dinh dưỡng và lối sống.

Týp khác:

  • ĐTĐ thai kỳ: Rối loạn dung nạp glucose trong thời kỳ mang thai.
  • Do dùng thuốc corticoid, lợi tiểu thải kali, thuốc chẹn bêta.
  • Do nội tiết: Bệnh Cushing, hội chứng Cushing, u thượng thận, nhiễm độc hormon tuyến giáp.
  • Bệnh ở tụy: Sỏi tụy, viêm tụy, phẫu thuật tụy

3. Khi nào một người gọi là bị tiểu đường ?

Một người được chẩn đoán ĐTĐ khi :

  • Đường máu lúc đói ≥ 7.0 mmol/l
  • Hoặc đường máu sau ăn 1-2h ≥ 11.1 mmol/l,
  • Hoặc đường máu đo tại thời điểm bất kỳ trong ngày ≥ 11.1 mmol/l.

4. Bệnh tiểu đường có phòng ngừa được không ?

Thực tế bệnh ĐTĐ typ II có giai đoạn gọi là tiền ĐTĐ khi đường máu lúc đói đo được từ 5.6 – 6.9 mmol/l và/hoặc đường máu sau ăn 1-2h đo được từ 7.8 – 11.0 mmol/l. Ở giai đoạn này, đường máu có thể điều chỉnh về mức bình thường bằng các chế độ ăn uống hợp lý và luyện tập phù hợp.

Test nhanh đường huyết

5. Dinh dưỡng cho bệnh nhân ĐTĐ

Chế độ dinh dưỡng là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị bệnh ĐTĐ với mục đích đảm bảo cung cấp đủ, cân bằng cả về số lượng và chất lượng các thành phần dinh dưỡng để có thể vừa điều chỉnh được đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, vừa đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp.

5.1 Bảy nguyên tắc dinh dưỡng vàng cho bệnh nhân tiểu đường

1.Đủ hàm lượng đạm, béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với tỷ lệ hợp lý.

2.Đủ nhu cần năng lượng

3.Hạn chế được các rối loạn chuyển hóa.

4.Không làm tăng đường máu sau bữa ăn và hạ đường máu lúc xa bữa ăn.

5.Duy trì cân nặng ở mức hợp lý và các hoạt động thể lực hàng ngày.

6.Phù hợp với tập quán ăn uống của địa phương.

7.Đơn giản, tiện lợi và không quá đắt tiền.

Nguyên tắc lựa chọn dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường

5.2 Nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết

5.1 Chất bột đường (glucid):

– Chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ phải hạn chế glucid (bột, đường), tuy nhiên không được giảm quá nhiều để cơ thể vẫn có thể duy trì được cân nặng và hoạt động bình thường.

-Tỉ lệ năng lượng do glucid được chấp nhận là 50 – 60% (người bình thường là 65%) tổng số năng lượng của khẩu phần.

-Nên sử dụng các glucid phức hợp gồm gạo, khoai củ.

-Hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao (đường, bánh, mứt, kẹo, nước ngọt).

-Người bệnh ĐTĐ cần quan tâm đến chỉ số đường huyết (CSĐH) để lựa chọn thực phẩm phù hợp. CSĐH là mức đường huyết 2 giờ sau khi ăn một lượng thức ăn nhất định nghiên cứu so sánh với mức đường huyết 2 giờ sau khi ăn một lượng thức ăn được coi là chuẩn (bánh mì trắng là 100%).  

5.2 Năng lượng: 25 – 35kcal/kg cân nặng lý tưởng/ngày.

  Người bệnh ĐTD cũng có nhu cầu năng lượng gần giống như người bình thường. Tuy nhiên nhu cầu này tăng hay giảm còn phụ thuộc vào tuổi, thể trạng béo hay gầy, mức độ hoạt động nhiều hay ít, bệnh lý kèm theo…  

Nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng

Lưu ý đến chỉ số đường huyết của thực phẩm

Lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Không ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc mà cần phối hợp với thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hoặc rất thấp.

Ví dụ: Gạo là thực phẩm có CSĐH cao, nên ăn phối hợp với rau và ăn rau trước khi ăn cơm sẽ làm giảm CSĐH của gạo.

Phân loại CSĐH của thực phẩm theo quốc tế

CSĐH rất thấpCSĐH thấpCSĐH trung bìnhCSĐH cao
<40%40-55%56-69%≥ 70%

5.3 Chất béo (lipid):

  • Giảm mỡ động vật vì dễ gây xơ vữa động mạch.
  • Nên ăn các loại chất béo có trong các loại dầu hạt (dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương…).
  • Năng lượng do chất béo nên đạt 20-30% tổng số năng lượng khẩu phần (người bình thường là 18-25%) và không nên vượt quá 30%.  
  • Cần đảm bảo đủ các vitamin và khoáng chất (sắt, iốt…). Các thành phần này thường có trong rau quả tươi.  

5.4 Chất đạm (protein):

  • Lượng đạm trong khẩu phần cần cao hơn so với người bình thường và nên đạt được 15% – 20% năng lượng khẩu phần (người bình thường là 12% – 14 %).  
  • Nên sử dụng phối hợp cả protein động vật (thịt, cá, trứng, sữa) với protein thực vật (vừng lạc, đậu, đỗ) vì các loại đậu, lạc có chỉ số đường huyết thấp hơn. 

5.5 Chất xơ: 

  • Nên tăng cường chất xơ 30 – 40g/ngày (trung bình 100g rau có khoảng 3g chất xơ).
  • Người bệnh ĐTĐ nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ (xenluloza), nhất là chất xơ hòa tan.
  • Chất xơ có nhiều trong gạo giã chưa kỹ; rau; củ, quả (làm rau); khoai củ.
  • Chất xơ có tác dụng chống táo bón, giảm tăng đường huyết và cholesterol sau bữa ăn.  

5.6 Số bữa ăn

Để đảm bảo không bị tăng đường huyết sau bữa ăn và hạ đường huyết xa bữa ăn, nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày dựa trên tổng số năng lượng của cả ngày.

Số bữa/ ngày4 bữa/ ngày5 bữa/ ngày6 bữa/ ngày
Bữa sáng252015
Bữa phụ sáng10
Bữa trưa353030
Bữa phụ chiều1010
Bữa tối303025
Bữa phụ tối101010
Bảng phân chia năng lượng trong ngày

5.7 Chế biến thực phẩm

  • Nên ăn món luộc, hấp. Hạn chế các món chiên rán.
  • Các loại khoai củ: không nên chế biến dưới dạng nướng vì có chỉ số đường huyết cao.
  • Nên ăn quả chín cả múi, miếng để có chất xơ, hạn chế dùng các sản phẩm ép hoặc xay sinh tố.

5.8 Chế độ tập luyện

  • Tăng cường hoạt động thể lực đều đặn, ít nhất 30 phút/ngày, hầu hết các ngày trong tuần như đi bộ, đạp xe, bơi lội…
  • Vận động thể lực tăng sức chịu đựng cho tim và giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn vì khi cơ vân hoạt động sẽ tiêu thụ bớt lượng đường do ăn vào.
  • Lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe, nếu đã có biến chứng của ĐTĐ như biến chứng mắt, não, thận, tim mạch, cần hạn chế các động tác thể dục cường độ cao như tennis, thể hình…
  • Cần kiểm tra đường huyết trước và sau khi tập để có thể điều chỉnh thuốc hoặc chế độ ăn khi cần thiết.

6. THỰC ĐƠN MẪU

Người có cân nặng chuẩn 50-55kg: Năng lượng: 1600Kcal/ngày + (Glucid: 55 – 60%)

Tổng thực phẩm trong ngày:

  •  Ngũ cốc: Gạo tẻ 180g (= 1 miệng + 2 nửa bát con cơm); bánh phở 160g
  • Thịt, cá: thịt nạc 100g; trứng gà 1 quả; đậu phụ 1 bìa
  • Sữa: 1 cốc 250ml (nên dùng sữa không đường)
  • Quả chín (ít ngọt): 150 – 200g
  • Rau: 500 – 600g
  • Dầu ăn: 20 – 25ml
  • Muối: dưới 6g/ ngày

6.1 THỰC ĐƠN PHÂN CHIA CÁC BỮA TRONG NGÀY

Bữa sáng: Phở thịt bò

Bánh phở 160gNửa bát to
Thịt bò 35g7 – 8 miếng nhỏ
Giá đỗ xanh 150g1/3 bát con

Bữa trưa: Cơm, đậu xốt, chả lá lốt, rau cải bắp luộc, quả chín

Gạo tẻ 100g02 nửa bát con cơm
Thịt nạc 40g02 chiếc chả lá lốt
Đậu phụ 65g01 bìa
Dầu ăn 10ml02 thìa 5ml
Rau cải bắp 200g01 bát con
Bưởi 180g03 múi trung bình

Bữa phụ tối: Sữa tươi không đường hoặc sữa cho người tiểu đường

Sữa 250ml1 cốc

6.2 MỘT SỐ THÔNG SỐ THAM KHẢO

Chỉ số đường huyết của một số loại thực phẩm thông dụng

Tên thực phẩmChỉ số đường huyết (%)
Cà rốt49
Rau muống10
Hạt đậu49
Đậu tương18
Lạc19
Chuối53
Cam66
Xoài55
Táo53
Mận24
Nho43
Anh đào32
Dưa hấu72
Gạo trắng83
Gạo giã dối72
Khoai lang luộc54
Khoai lang nướng135
Khoai sọ58
Sắn (Khoai mì)50
Lúa mạch31
Củ từ51
Bột dong95
Yến mạch85
Sữa chua52
Kem52
Sữa gầy32
Đường kính86
Bánh mì trắng100
Bảng chỉ số đường huyết của một số thực phẩm thông dụng

Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường. Tại MyPharma luôn có Dược sĩ Đại Học Dược Hà Nội đồng hành tư vấn cho bệnh nhân tận tâm – tận tình.

Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn kỹ hơn về bệnh lý tiểu đường, vui lòng liên hệ Hotline 0942946633

Địa chỉ: 436 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

3074 lượt đọc

Notice: Undefined index: fb_enable in /home/mypharma/public_html/wp-content/themes/gloria/templates/comments.php on line 15

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *