Đậu mùa khỉ có lây không? Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh đậu mùa khỉ (MonkeyPox) là một bệnh hiếm gặp do nhiễm vi rút đậu mùa khỉ. Loài virus này thuộc giống Orthopoxvirus trong họ Poxviridae

Hiện tại, căn bệnh đã hiện diện ở nhiều quốc gia tại Châu Âu, Châu Phi và xuất hiện các ca nghi nhiễm tại Châu Á. Căn bệnh này không được coi là đại dịch như Covid – 19, tuy nhiên có nhiều trường hợp đã mắc phải gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Vậy căn bệnh này có những biểu hiện gì? Cần phòng tránh cho bản thân và gia định như thế nào? Tìm hiểu cùng Mypharma qua bài viết dưới đây nhé. 

Đậu mùa khỉ có lây không? Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

1. Bệnh đậu mùa khỉ bắt nguồn từ đâu?

Bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1958 khi hai đợt bùng phát của một bệnh giống thủy đậu xảy ra trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu. Do đó căn bệnh này được đặt tên là ‘bệnh đậu mùa khỉ’. 

Trường hợp nhiễm virus đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) trong một thời kỳ nỗ lực tăng cường nhằm loại bỏ bệnh đậu mùa. Thật không may đậu mùa khỉ xuất hiện gây ảnh hưởng đến con người. Tuy nhiên ngay lấp tức bị ngăn chặn và dập tắt. 

Khoảng thời gian gần đây, sự trở lại của đậu mùa khỉ chủng Tây Phi gây lây lan ra nhiều các quốc gia và vùng lãnh thổ, đặc biệt phải cẩn trọng chính là đối tượng trẻ em và người cao tuổi với sức đề kháng yếu. 

Bảng 1: Các trường hợp mắc bệnh ở các quốc gia không lưu hành bệnh dịch được báo cáo cho WHO từ ngày 13 đến ngày 21 tháng 5 năm 2022 vào lúc 13:00

Đậu mùa khỉ có lây không? Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

2. Bệnh đậu mùa khỉ có gây chết người không?

Virus đậu mùa khỉ lây truyền từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần với tổn thương, dịch cơ thể, hạt bắn đường hô hấp và các vật liệu bị ô nhiễm như chăn ga gối đệm. Thời gian ủ bệnh của bệnh thường từ 6 đến 13 ngày nhưng cũng có thể từ 5 đến 21 ngày. 

Triệu chứng bệnh có thể gặp phải là: 

  • Các triệu chứng ban đầu thường giống cúm: sốt, ớn lạnh, kiệt sức, nhức đầu và yếu cơ, sau đó là sưng hạch bạch huyết toàn cơ thể. 
  • Tiếp theo là phát ban lan rộng trên mặt và cơ thể. Bao gồm cả bên trong miệng và trên lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Các nốt đậu gây đau, nổi lên và chứa đầy chất lỏng, thường được bao quanh bởi các vòng tròn màu đỏ. Sau đó các nốt đóng vảy và tự khỏi trong khoảng thời gian từ hai đến ba tuần.
  • Trong một số trường hợp, phát ban chủ yếu ở vùng sinh dục và quanh hậu môn. Tình trạng này gây hiểu nhầm với các căn bệnh khác như herpes, thủy đậu hoặc giang mai. 

Hiện tại các nhà khoa học đang xoay quanh vấn đề đậu mùa khỉ có thể lây lan qua đường không khí hay không. Mặc dù được cho là khó tạo ra đại dịch như Covid – 19 bởi kích thước DNA lớn hơn. Tuy nhiên mọi người không được chủ quan trước tình trạng này, bởi nó vẫn xuất hiện tỷ lệ tử vong tại các nước Châu Âu. Việt Nam cũng là một trong các nước đang siết chặt các trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, để ngăn chặn đậu mùa khỉ xuất hiện trong nước. 

Đậu mùa khỉ có lây không? Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

3. Điểm giống và khác nhau với bệnh thủy đậu thông thường 

3.1. Điểm giống nhau 

Các triệu chứng của đậu mùa khỉ và thủy đậu tương tự như bệnh đậu mùa như sốt, đau đầu hoặc phát ban và cúm như các triệu chứng, nhưng nó có thể tự hồi phục hoặc được chữa khỏi trong khoảng ba tuần.

3.2. Điểm khác nhau 

Thứ nhất, 2 loại bệnh do các loại virus khác nhau gây ra. Bệnh đậu mùa khỉ là một loại virus orthopoxvirus, trong khi bệnh thủy đậu do virus varicella-zoster gây ra, cũng là nguyên nhân gây ra bệnh zona.

Thứ hai, trong khi bệnh thủy đậu là một bệnh phổ biến, rất dễ lây lan, bệnh đậu khỉ hiếm hơn và ít lây lan hơn.

Thứ ba, thời gian ủ bệnh của bệnh thủy đậu có thể từ 7 đến 14 ngày, trong khi các triệu chứng của bệnh thủy đậu có thể mất đến 16 ngày mới xuất hiện. 

Thứ tư, phát ban thủy đậu hình thành theo một cách khác với bệnh đậu mùa khỉ. Các đốm không phát triển bất thường trong khi bị thủy đậu, xuất hiện ở các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, các tổn thương đậu mùa khỉ xuất hiện và phát triển cùng một lúc.

Thứ năm, các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ thường kéo dài từ hai đến bốn tuần. Các triệu chứng thủy đậu có thể kéo dài hai tuần nhưng thường giảm dần sau 7 ngày.

Bảng 2: Sự khác nhau giữa đậu mùa khỉ và thủy đậu 

Đậu mùa khỉ có lây không? Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

4. Chẩn đoán bệnh đậu mùa khỉ

4.1. Lâm sàng 

Chẩn đoán qua các triệu chứng điển hình như phát ban, mụn nhọt,.. giống như các bệnh khác (phát ban, bệnh ghẻ, giang mai, dị ứng do thuốc,…). Đặc điểm lâm sàng dễ phân biệt đậu mùa khỉ là hiện tượng nổi hạch trong giai đoạn đầu của bệnh. 

4.2. Cận lâm sàng 

Sau khi chẩn đoán các triệu chứng lâm sàng để xác định sơ bộ. Để chẩn đoán chắc chắn bệnh, nhân viên y tế tiếp tục lấy các mẫu dịch trong nốt mủ, các lớp vảy khô hay từ các tổn thương da. Các mẫu bệnh phẩm này được bảo quản trong ống khô, vô trùng và giữ lạnh rồi tiếp tục vận chuyển đến nơi thí nghiệm. 

Đậu mùa khỉ có lây không? Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

Thử nghiệm được lựa chọn là PCR để xác định sự hiện diện của virus đậu mùa khỉ trong mẫu bệnh. Ngoài ra, Trong quá trình chẩn đoán, tầm soát bệnh thường sẽ không thực hiện xét nghiệm máu. Lý do là virus gây nên bệnh đậu mùa khỉ thường chỉ lưu lại trong máu một thời gian ngắn, khó phát hiện và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

5. Cách điều trị 

Tại thời điểm này, không có phương pháp điều trị cụ thể nào cho bệnh đậu mùa khỉ. Thuốc có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng của đậu mùa khỉ. Trong một số trường hợp, vaccin có thể được đưa ra để ngăn ngừa bệnh sau khi mà có nguy cơ cao với virus. 

  • Tecovirimat (còn được gọi là TPOXX) là một loại thuốc kháng vi -rút được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt. CDC cho phép sử dụng tecovirimat dự trữ để điều trị Monkeypox trong quá trình bùng phát. 
  • Cidofovir (còn được gọi là vistide) là một loại thuốc kháng vi -rút. CDC mở rộng cho phép sử dụng cidofovir dự trữ để điều trị các orthopoxvirus (bao gồm cả virus đậu mùa khỉ) trong một đợt bùng phát.
  • Một loại vaccin mới đã được phát hiện để phòng bệnh đậu mùa đã được phê duyệt vào 2019. Tuy nhiên thì hiện tại vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. 
  • Vaccin miễn dịch globulin tiêm tĩnh mạch (VIGIV. Được CDC cho phép sử dụng VIGIV dự trữ để điều trị các orthopoxvirus (bao gồm cả virus đậu mùa khỉ) trong một đợt bùng phát. 

6. Phòng ngừa 

Mặc dù MonkeyPox  không phải là đại dịch giống như Covid 19. Nhưng nó đã cho thấy có trường hợp tử vong ở căn bệnh này. Hơn nữa, căn bệnh còn gây ra các “phiền toái” trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển, vui chơi và học tập của con em. Do vậy, vấn đề ngăn ngừa tiếp xúc với virus đậu mùa khỉ là cực kỳ cần thiết. 

Các bước để giúp ngăn ngừa: 

  • Tránh tiếp xúc với vật liệu như giường, quần áo, đã tiếp xúc với động vật hoặc người bị nhiễm virus. 
  • Rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng các chất khử trùng sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh (người, động vật, vật liệu). 
  • Một số loại vaccin có thể được sử dụng trong các trường hợp nhất định để ngăn ngừa khỉ ở người dựa trên mức độ tiếp xúc. 

Căn bệnh đậu mùa khỉ sẽ gây tổn thương rất lớn ở trên da khi vô tình tiếp xúc với virus. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình là cực kỳ cần thiết. 

Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn về sức khỏe, độc giả liên hệ tổng đài Hotline: 0942946633 hoặc đặt câu hỏi tại đây.

251 lượt đọc

Notice: Undefined index: fb_enable in /home/mypharma/public_html/wp-content/themes/gloria/templates/comments.php on line 15

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *