Dây thìa canh có tác dụng gì cho bệnh tiểu đường?

Dây thìa canh có tác dụng gì cho bệnh nhân tiểu đường? Uống như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Tất cả sẽ được Dược sĩ gia đình MyPharma giải đáp qua bài viết dưới đây. 

Rất nhiều bệnh nhân tiểu đường uống trà Dây thìa canh hay các sản phẩm TPCN hạ đường huyết có thành phần chiết xuất Dây thìa canh. Nhưng đa phần họ không hiểu cặn kẽ về tác dụng của loại dược liệu này. Vì thế có thể dùng chưa đúng cách để phát huy tối đa tác dụng. Bài viết dưới đây, Dược sĩ gia đình MyPharma sẽ làm rõ các vấn đề sau:

  • Dây thìa canh có tác dụng gì cho bệnh nhân tiểu đường?
  • Vì sao thìa canh lại có những tác dụng này?
  • Cách dùng Dây thìa canh đúng để phát huy tối đa tác dụng dược lý. 

1. Đặc điểm sinh học Dây thìa canh

Dây thìa canh là tên gọi hay được sử dụng nhất của loại dược liệu quý này. Ở một số địa phương khác còn có những tên gọi như cây lõa ti rừng hay cây dây muối…. Ở Quảng Nam gọi là dây muối. Ở Thái nguyên người dân gọi là lõa ti rừng.

Đây là một cây thân gỗ dạng dây leo, sống lâu năm. Thân non màu xanh, có lông mịn. Thân già chuyển sang màu nâu. Lá có phiến bầu dục, mọc đối, khi bẻ ra thấy có chất mủ màu trắng hơi vàng. 

Hoa nhỏ, màu vàng; hoa thường ra vào tháng 7 và kết quả vào tháng 8. Cây được trồng nhiều ở Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc…Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở một số tỉnh miền Trung và miền Bắc. 

Cây thường mọc thành bụi đan xen vào nhau. Có thể thu hái được hàng năm mà không cần phải trồng lại. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến sản xuất dược liệu.

2. Dây thìa canh có tác dụng gì cho bệnh nhân tiểu đường? 

Dây thìa canh được sử dụng từ hơn 2000 năm trước trong y học cổ đại Ấn Độ. Đây là loài cây mà người Ấn Độ cho là làm mất chứng “nước tiểu ngọt như mật”. Vì thế rất nhiều sản phẩm thảo dược hạ đường huyết có chứa thảo dược này ra đời. Người bệnh có thể sử dụng nó như một loại trà hạ đường huyết.

Dưới đây là các tác dụng với bệnh tiểu đường của dây thìa canh: 

2.1 Giảm cảm giác thèm đường bằng cách giảm hương vị hấp dẫn của các loại đồ ngọt

Dây thìa canh Gymnema sylvestre có thể giúp giảm cảm giác thèm đường.

Thành phần chính trong loại cây này là axit gymnemic GS4, giúp ức chế vị ngọt. Cụ thể, nó sẽ làm mất cảm giác ngọt khi ăn thức ăn chứa đường. Có được điều này là do GS4 ức chế các thụ thể đường trên vị giác của bạn. Do mất cảm giác ngọt nên người bệnh sẽ ít thèm ăn đường hơn.

Trong một nghiên cứu ở những người ăn kiêng, một nửa được cho sử dụng dịch chiết Dây thìa canh. Những người có sử dụng dịch chiết ít thèm ăn đồ ngọt hơn trong bữa ăn tiếp theo. Do đó, so với những người không dùng họ nạp vào ít thức ăn hơn.

2.2   Dây thìa canh làm hạ đường huyết

Tương tự như tác dụng đối với các thụ thể vị giác, GS4 có thể khóa các thụ thể tại ruột. Ruột giảm hấp thu đường. Do đó, làm giảm nồng độ glucose máu sau ăn ở bệnh nhân tiểu đường. 

Thảo dược này còn có tác dụng làm giảm hoạt tính của enzyme tân tạo đường, giảm sản xuất đường mới tại gan. Đồng thời, nó làm tăng hiệu quả sử dụng đường ở các mô, cơ giúp cơ thể sản sinh năng lượng. 

Một số hoạt chất trong Dây thìa canh còn được phát hiện có khả năng tái sinh tế bào bêta đảo tụy, phục hồi chức năng tuyến tụy. Từ đó làm tăng khả năng sản sinh insulin giúp điều hòa đường huyết. 

Với cơ chế tác động đa đích trong kiểm soát đường huyết, thảo dược này giúp hạ và ổn định đường huyết hiệu quả.

Tác dụng hạ đường huyết của dây thìa canh

2.3   Dây thìa canh có tác dụng giảm chỉ số quan trọng của đường huyết HbA1C

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng dây thìa canh được chứng minh có khả năng ổn định và duy trì đường huyết ở mức an toàn trong thời gian dài.

Chỉ sau một khoảng thời gian ngắn từ 3-6 tháng sử dụng đều đặn, chỉ số đường huyết trung bình của người bệnh HbA1c đo được đều giảm rõ rệt.

2.4   Làm giảm lipid xấu trong máu

Ngoài viêc làm giảm lượng đường trong máu thì gymnemic của dây thìa canh có tác động lên chuyển hóa lipid. Gymnemic acid có khả năng ức chế hấp thu chất béo và tăng bài tiết cholesterol, LDL-cholesterol và triglycerid ra khỏi cơ thể qua đường phân. 

Trong một nghiên cứu trên chuột với chế độ ăn nhiều chất béo, chiết xuất từ Dây thìa canh cho tác dụng hỗ trợ duy trì cân nặng và ngăn chặn sự tích tụ mỡ tại gan. Ngoài ra, động vật cho ăn chiết xuất Dây thìa canh và chế độ ăn chất béo bình thường có mức chất béo trung tính thấp hơn.

Một nghiên cứu khác cho thấy chiết xuất Gymnema có tác dụng chống béo phì đối với động vật được cho ăn chế độ ăn nhiều chất béo. Nó cũng làm giảm lượng mỡ trong máu và LDL-cholesterol. Ngoài ra, một nghiên cứu ở những người béo phì vừa phải cho thấy chiết xuất từ ​​cây Gymnema làm giảm triglyceride và cholesterol-LDL lần lượt là 20,2% và 19%. Hơn thế nữa, nó đã tăng 22% mức cholesterol tốt HDL-cholesterol.

Do vậy, Dây thìa canh có tác dụng đẩy lùi nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…

2.5   Tác dụng ổn định nhịp tim

Một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường là làm rối loạn nhịp tim. Nhờ hiệu quả hạ huyết áp mà loại thảo dược này rất được ưa chuộng trong việc điều hòa nhịp tim. Sử dụng loài cây này giúp hạn chế và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch cho bệnh nhân.

3. Cách dùng dây thìa canh

Một lưu ý với người sử dụng đó là: Phải sử dụng vị thuốc này đúng liều lượng. Không được lạm dụng bởi điều này sẽ gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn như: Buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu,…

Liều dùng: 40-50g dược liệu khô cho một người mỗi ngày.

Cách dùng: Nên sử dụng trước bữa ăn khoảng 30 phút. Đến khi vào bữa ăn, hoạt chất GS4 sẽ làm giảm cảm giác thèm ngọt và ức chế hấp thu đường tại ruột. Do đó hạn chế tăng đường huyết quá mức sau ăn. 

Nước sắc Dây thìa canh uống có mùi vị thơm dễ chịu, dễ uống. Đặc biệt không gây cảm giác ngái khó chịu khi sử dụng nhiều. 

Để tiết kiệm thời gian, có thể hãm thìa canh bằng bình giữ nhiệt như hãm trà. Khi làm theo theo cách này, nên chia nhỏ thành 2 lần hãm trong ngày. Mỗi lần hãm khoảng 25g sẽ cho kết quả tốt nhất.

Dạng lá Dây thìa canh chưa phải là dạng dùng tối ưu nhất. Nhược điểm của hoạt chất chính GS4 là bị thải trừ nhanh qua thận. Vì thế, nếu chỉ sử dụng dạng dược liệu thô hoặc cao thô thì có tác dụng hạ đường huyết nhưng chỉ trong thời gian ngắn. 

Biết được nhược điểm này, nữ ThS hóa sinh Bá Thị Châm, Viện Hóa học đã nghiên cứu ra dạng bào chế mới là Nano chiết xuất Dây thìa canh. Chiết xuất này sẽ được bọc trong hạt nano chitosan có nguồn gốc từ vỏ tôm cua. 

Khi vào cơ thể các hạt nano sẽ nhả từ từ GS4 vào máu. Nhờ đó duy trì nồng độ hoạt chất cao trong máu một thời gian dài. Thời gian thải trừ tăng lên. Kết quả là hạ và ổn định đường huyết trong thời gian dài. Tránh tình trạng đường huyết dao động lên xuống thất thường. 

Viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno chính là thành tựu của ThS.Bá Thị Châm, là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có chứa Nano chiết xuất Dây thìa canh. MPsuno giúp hạ đường huyết êm dịu, không gây tụt đường huyết đột ngột và ngăn ngừa biến chứng.

Sản phẩm được kiểm soát chất lượng bởi Trung tâm phát triển công nghệ cao, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, được phân phối độc quyền bởi công ty cổ phần Dược Mỹ phẩm MyPharma. 

Hy vọng bài viết “Dây thìa canh có tác dụng gì cho bệnh nhân tiểu đường?” đã giúp bệnh nhân có cái nhìn rõ nét hơn về tác dụng của loại dược liệu quý này. Từ đó đủ thông minh để lựa chọn được sản phẩm có chất lượng cao và hiệu quả tốt nhất. 

Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn về bệnh tiểu đường, độc giả vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước 1800.2004 hoặc để lại câu hỏi Tại đây

1273 lượt đọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *