Nano Cam thảo đất – Bộ 3 công nghệ biến cỏ dại thành viên tiểu đường công nghệ cao
Cam thảo đất – một loại cỏ dại mọc ven đường, từ lâu đã được dân gian sử dụng, sắc nước uống giúp hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Thế nhưng, khi chiết xuất Nano Cam thảo đất hiệu quả thực sự của loại thảo dược này mới được đánh thức gần đây bởi Thạc sĩ Bá Thị Châm, Viện hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nhờ bộ 3 công nghệ bào chế hiện đại.
Nano Cam thảo đất – cỏ dại được khám phá bởi ánh sáng khoa học
Cam thảo đất còn có tên gọi khác là cam thảo nam, có tên khoa học là Scoparia. Cam thảo đất có thể được bắt gặp ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở nông thôn Việt Nam.
Tất cả các bộ phận của Cam thảo đất từ cành, thân, lá, rễ đều được sử dụng trong y học cổ truyền. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường sắc nước uống hàng ngày có hiệu quả hạ đường huyết và giúp vết loét mau lành.
Tác dụng phong phú như vậy, nhưng tính bất tiện khi sử dụng và hiệu quả yếu nên cam thảo đất dần dần bị lãng quên, thậm chí còn bị người dân nhổ bỏ, vứt đi vì xem như cỏ dại.
Tuy nhiên từ thực tiễn, một loại thuốc điều trị nổi tiếng, lựa chọn đầu tay cho tất cả các bệnh nhân mắc tiểu đường type 2 hiện nay là Metformin cũng có nguồn gốc thực vật, từ loài cây có hoa với tên khoa học là Galega officinalis. Nên các nhà khoa học trên thế giới vẫn tích cực sàng lọc các hoạt chất từ tự nhiên để mang lại nhiều sự lựa chọn cho bệnh nhân tiểu đường bởi thảo dược không gây mệt mỏi, ít nguy cơ gây tụt đường huyết và an toàn khi sử dụng lâu dài.
Trong đó có Cam thảo đất, loài cỏ dại nhỏ bé tại Việt Nam lại được các nhà khoa học trên thế giới vô cùng ưu ái.
Nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết và chống oxy hóa của cam thảo đất công bố trên tạp chí y khoa Hoa Kỳ năm 2013 đã chỉ ra rằng dịch chiết Cam thảo đất với nhóm hoạt chất flavonoid và diterpene có khả năng ức chế enzyme phân giải carbohydrate, làm giảm hấp thu đường tại ruột, giúp hạ đường huyết, đặc biệt là sau ăn.
Mô hình nghiên cứu trên chuột của Wang Y và cộng sự xuất bản tháng 1 năm 2020 cũng đã chỉ ra rằng hispidulin trong cam thảo đất hạ đường huyết theo cơ chế kép gồm ức chế tổng hợp glucose tại gan và kích thích tăng tiết Insulin thông qua hormon Incretin GLP-1 tại ruột.
Nghiên cứu năm 2015 tại trung tâm Nugegoda, Sri Lanka trên 35 bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 mức nhẹ và trung bình với glucose đói từ 126 – 300 mg/dL (7-16.7 mmol/L) đã cho thấy nhóm bệnh nhân sử dụng cam thảo đất giảm đường huyết lúc đói và HbA1c so với nhóm chứng.
Phân tích về Cam thảo đất, Thạc sĩ Bá Thị Châm cho biết: “Với các bệnh lý cấp tính thì dùng tây y sẽ cho hiệu quả nhanh nên được ưu tiên lựa chọn. Tuy nhiên, các bệnh lý rối loạn chuyển hóa mạn tính như tiểu đường lại là hệ quả của chuỗi nguyên nhân. Vì thế xu hướng chung trên thế giới là phối hợp nhiều loại thảo dược, hiệp đồng tác dụng theo cơ chế đa đích để hạ đường huyết hiệu quả, mà vẫn an toàn khi dùng dài ngày. Cam thảo đất là một trong số các dược liệu có tác dụng hạ đường huyết tốt mà tôi phát hiện khi làm dự án sàng lọc hoạt tính sinh học cùng với các chuyên gia Tibotec Bỉ, lại dễ trồng và chi phí thấp. Vậy không có lý do gì chúng ta lại không ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại để tận dụng nguồn dược liệu quý này.”
Bộ 3 công nghệ hiện đại biến Cam thảo đất từ cỏ dại thành viên tiểu đường công nghệ cao
Trong quá trình học tập tại nước ngoài, có cơ hội tiếp xúc với các chuyên gia hàng đầu trên thế giới, Thạc sĩ Bá Thị Châm hiểu rằng chỉ có ứng dụng những công nghệ bào chế hiện đại mới khắc phục được những nhược điểm của thảo dược truyền thống, nên đã dồn tâm huyết nghiên cứu đánh thức tiềm năng của Cam thảo đất, để dược liệu quý không còn là cỏ dại ngủ yên nơi ven đường.
Đầu tiên, vì hàm lượng hoạt chất có hoạt tính sinh học trong Cam thảo đất thấp nên Thạc sĩ Bá Thị Châm phải dùng công nghệ chiết xuất để chắt lọc tinh chất, loại bỏ những tạp chất có hại hoặc không có hoạt tính sinh học.
Trong dịch chiết thu được, có một chất thuộc nhóm flavone, có tác dụng hạ đường huyết nhưng lại tồn tại ở dạng Hispidulin glucozid, cấu trúc cồng kềnh, hoạt tính kém, nên Thạc sĩ Bá Thị Châm đã sử dụng công nghệ lên men thủy phân, sử dụng enzym cắt liên kết Glucozid để chuyển thành Hispidulin dạng tự do có hoạt tính hạ đường huyết mạnh hơn.
Sau đó, các hoạt chất trong Nano Cam thảo đất vì thuộc nhóm diterpen và flavonoid, khó tan trong nước, hấp thu kém nếu dùng dạng thông thường, nên được Thạc sĩ Bá Thị Châm tiếp tục Nano hóa bằng công nghệ tạo hạt Nano sinh học bằng vỏ bọc Chitosan, lấy từ vỏ tôm cua. Ở kích thước siêu nhỏ từ 55-110nm, khi vào cơ thể, các hoạt chất trong Cam thảo đất sẽ được hấp thu tối đa, tăng hiệu quả và kéo dài thời gian tác dụng.
Tuy nhiên, tiểu đường là bệnh đặc trưng bởi sự rối loạn chuyển hóa glucose có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, nên Thạc sĩ Bá Thị Châm đã vận dụng linh hoạt nguyên lý “Quân – Thần – Tá – Sứ” trong y học cổ truyền với những kiến thức sâu rộng về hóa sinh hiện đại để phối trộn Nano Cam thảo đất cùng Nano Dây thìa canh, Nano Curcumin, Hoài sơn, Tỏi đen, Giảo cổ lam, Hoàng liên, Neem Ấn Độ để tạo nên viên tiểu đường công nghệ cao MPsuno, giúp hỗ trợ tăng cường bài tiết insulin, giảm đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
Thành tựu nghiên cứu suốt 20 năm này đã được ghi nhận khi chị trở thành 1 trong 5 nữ khoa học tiêu biểu được vinh dự nhận giải thưởng Phụ nữ sáng tạo năm 2017 do Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trao tặng.
Với công thức được phối trộn hoàn hảo, dạng viên nang tiện dùng, được bào chế bằng bộ 3 công nghệ tiên tiến nhất, MPsuno không chỉ mang lại sức khỏe, niềm vui cho bệnh nhân tiểu đường mà còn đánh thức những tinh hoa của đất trời, đã bị bỏ quên nhiều năm như Cam thảo đất.
Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn về bệnh tiểu đường, độc giả vui lòng liên hệ Tổng đài miễn cước 1800.2004 hoặc truy cập website mpsuno.vn.