Nguy cơ đột quỵ tăng khi trời nắng nóng

Trời nắng nóng không chỉ mang lại sự khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là nguy cơ đột quỵ. Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, Các chuyên gia cho biết, nếu nhiệt độ môi trường tăng lên 1 độ C sẽ gia tăng khoảng 10% nguy cơ đột quỵ. Cùng tìm hiểu các yếu tố dẫn đến nguy cơ đột quỵ khi trời nắng nóng, cùng với những biện pháp phòng tránh hiệu quả để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình nhé!

Đột quỵ do nắng nóng có đúng không?

Đột quỵ do nắng nóng là tình trạng đột quỵ xảy ra khi thời tiết nắng nóng. Đây không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra đột quỵ, nhưng nó gián tiếp đưa đến tình trạng này do khi nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để điều chỉnh nhiệt độ. Từ đó dẫn đến sự mất cân bằng điện giải và mất nước, làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Nắng nóng có thể dẫn đến hai đột quỵ hoặc sốc nhiệt. Cả hai đều có những dấu hiệu tương tự nhau như chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi và ngất xỉu, khiến nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai tình trạng này. Việc nhầm lẫn này rất nguy hiểm vì có thể dẫn đến sự chủ quan khi bị đột quỵ, làm mất đi thời gian “vàng” để cấp cứu đột quỵ, khoảng thời gian từ 3 – 4,5 giờ đầu, và trong một số trường hợp, có thể mở rộng lên đến 24 giờ hoặc hơn tùy vào thể loại đột quỵ và phương pháp kỹ thuật cấp cứu.

  • Đột quỵ do nắng nóng: Tình trạng này gây tổn thương hệ thống điều hòa thân nhiệt, làm cơ thể ngưng bài tiết mồ hôi. Hậu quả là da trở nên khô và nóng.
  • Kiệt sức do nắng nóng: Trong trường hợp này, người bệnh thường bài tiết lượng lớn mồ hôi, khiến cơ thể ẩm ướt.

Khi nhận thấy các dấu hiệu của đột quỵ trong thời tiết nắng nóng, việc nhận biết và xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng. Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức để được cấp cứu đúng cách, tránh những hậu quả nghiêm trọng do đột quỵ gây ra.

Nguyên nhân đột quỵ ngày nắng

Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhiệt độ môi trường cứ tăng 1 độ C thì nguy cơ đột quỵ có thể tăng thêm 10% ở một số đối tượng.

Nắng nóng khiến thân nhiệt tăng, cơ thể bài tiết nhiều mồ hôi và dẫn đến mất nước. Nếu không bổ sung nước kịp thời, cơ thể sẽ bị mất nước, làm cho máu trở nên cô đặc và kết dính, dẫn đến suy giảm khả năng lưu thông máu, tăng huyết áp và nguy cơ hình thành cục máu đông trong lòng động mạch. Điều này làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Khi thân nhiệt bị tăng cao quá mức do nắng nóng, hệ thần kinh trung ương có thể bị rối loạn chức năng điều phối. Điều này làm rối loạn hệ tuần hoàn máu và hô hấp, gây thiếu hụt lưu lượng máu lên não, một yếu tố khác góp phần tăng nguy cơ đột quỵ.

Ngoài ra, thời tiết nóng bức kéo dài có thể gây rối loạn hoạt động của hệ tim mạch, khiến tim hoạt động kém hiệu quả hơn. Lúc này, hiệu suất bơm máu đến các cơ quan, bao gồm cả não, bị suy giảm. Thêm vào đó, khi người ở ngoài trời nắng nóng đi vào phòng lạnh đột ngột, mạch máu có thể co lại đột ngột, dẫn đến tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.

Một số yếu tố nguy cơ gây đột quỵ khi trời nắng nóng bao gồm:

  • Tuổi tác: Người cao tuổi và trẻ em có nguy cơ bị đột quỵ khi nắng nóng kéo dài do khả năng thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột ở hai đối tượng này kém hơn.
  • Môi trường: Thường xuyên làm việc, tập luyện hoặc sinh hoạt trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng và thời tiết khắc nghiệt làm tăng nguy cơ đột quỵ. Điều này do cơ thể dễ bị kiệt sức, và các bệnh tim mạch, huyết áp có sẵn có thể trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Mắc bệnh lý mạn tính: Người mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim, rung nhĩ, tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì và bệnh phổi có nguy cơ bị đột quỵ do nắng nóng cao hơn người khác.
  • Thuốc điều trị: Người đang dùng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chống trầm cảm ba vòng, và thuốc điện giải dễ bị mất nước khi thời tiết nắng nóng, dẫn đến nguy cơ đột quỵ do cơ thể mất nước và không bổ sung kịp thời.

Dấu hiệu đột quỵ khi nắng nóng

Đột quỵ do nắng nóng là tình trạng khi các yếu tố nguy cơ bị thúc đẩy bởi nhiệt độ cao, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề cho người bệnh như: mất khả năng ngôn ngữ, yếu liệt, tàn phế suốt đời.

Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết một người có thể đang bị đột quỵ do nắng nóng:

  • Đau đầu: Cảm giác đau nhói, dữ dội ở vùng đầu.
  • Chóng mặt, hoa mắt: Mất thăng bằng, cảm giác choáng váng, đầu óc quay cuồng.
  • Thân nhiệt cao nhưng không đổ mồ hôi: Đây là dấu hiệu nguy hiểm cho thấy cơ chế làm mát của cơ thể đã bị suy giảm hoặc ngừng hoạt động.
  • Tê yếu người: Cảm giác tê bì, yếu ớt ở các chi.
  • Yếu liệt 1 bên hoặc toàn thân: Mất khả năng vận động một phần hoặc toàn bộ cơ thể.
  • Méo mặt: Khuôn mặt bị lệch một bên, không thể điều khiển cơ mặt bình thường.
  • Động kinh: Co giật, mất kiểm soát cơ thể.
  • Tim đập nhanh: Nhịp tim tăng nhanh bất thường.
  • Thở nông: Khó thở, hơi thở ngắn và nhanh.
  • Rối loạn tâm thần, mất phương hướng: Khó tập trung, không nhận biết được môi trường xung quanh.
  • Ngất xỉu: Mất ý thức, ngã quỵ đột ngột.
  • Trụy mạch, hôn mê: Tình trạng nặng, có thể dẫn đến hôn mê sâu.

Cách phòng tránh đột quỵ

Để hạn chế tối đa nguy cơ bị đột quỵ não khi trời nắng nóng, chúng ta có thể tham khảo một số cách phòng tránh nắng nóng đột quỵ hiệu quả như sau:

Khám sức khỏe và tầm soát đột quỵ định kỳ

Khám sức khỏe tổng quát hoặc tầm soát đột quỵ định kỳ là điều cần thiết để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ đột quỵ, từ đó có biện pháp phòng tránh hữu hiệu. Mục tiêu của việc tầm soát đột quỵ là sử dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và máy móc hiện đại để phát hiện sớm các yếu tố tiềm ẩn gây đột quỵ như hẹp, tắc nghẽn mạch máu, phình, vỡ hay dị dạng mạch máu não cùng những bệnh lý nền khác có liên quan.

Chế độ dinh dưỡng khoa học

Uống đủ nước

Cơ thể cần được cung cấp từ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng mất nước, từ đó làm giảm nguy cơ đột quỵ do cục máu đông. Lưu ý rằng nên dàn trải lượng nước uống trong ngày và không nên uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn.

Ăn uống đa dạng, đầy đủ dưỡng chất

Ưu tiên bổ sung các loại rau củ quả, thực phẩm giàu chất béo tốt. Một số thực phẩm giàu chất béo tốt như quả bơ, các loại hạt, cá béo, quả oliu… có tác động làm giảm cholesterol, giúp hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ tăng huyết áp, từ đó góp phần giảm nguy cơ bị đột quỵ do nắng nóng.

Trong thời tiết oi bức, nên ưu tiên dùng thực phẩm giải nhiệt, uống đủ nước và bổ sung dinh dưỡng để phòng tránh nguy cơ đột quỵ do nắng nóng.

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gắt

Hạn chế để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ giúp giảm nguy cơ bị sốc nhiệt và đột quỵ do nắng nóng. Nếu buộc phải hoạt động ngoài trời trong khoảng thời gian này, bạn nên mặc quần áo chống nắng và đội mũ rộng vành. Đặc biệt, đối với những người có sức khỏe kém, người từng bị đột quỵ hoặc đang mắc các bệnh lý tiềm ẩn gây đột quỵ (bệnh tim, tiểu đường, tăng huyết áp…) cần được ưu tiên làm việc và sinh hoạt trong môi trường râm mát, tránh ánh nắng gay gắt.

Bác sĩ khuyến cáo cần tránh từ ngoài nắng đi vào phòng lạnh đột ngột vì có thể khiến mạch máu co lại đột ngột, tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ. Nên sử dụng điều hòa ở nhiệt độ an toàn từ 26 đến 28 độ C.

Rèn luyện thể chất

Mỗi người cần tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, từ đó góp phần bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ đột quỵ do nắng nóng. Đặc biệt, trong thời gian nắng nóng, cần ưu tiên các bộ môn tập luyện trong nhà và hạn chế các loại hình vận động ngoài trời.

157 lượt đọc

Notice: Undefined index: fb_enable in /home/mypharma/public_html/wp-content/themes/gloria/templates/comments.php on line 15

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *