Tất tần tật về dược liệu quý nhân sâm: Tác dụng, liều dùng, giá bán
Trong nền y học cổ truyền, nhân sâm được mệnh danh là thần dược đứng đầu bảng với công dụng bổ khí, tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe cho con người. Ngày nay, vị thảo dược quý này cũng được ứng dụng rất nhiều trong y học hiện đại và đời sống với nhiều cách sử dụng khác nhau. Đọc ngay bài viết dưới đây để biết toàn bộ thông tin về dược liệu quý nhân sâm này nhé!
Nội dung chính
1. Nhân sâm là gì?
Nhân sâm có tên theo khoa học là Panax Ginseng thuộc họ Cuồng. Hình dạng của loại thảo dược này giống như hình người nên người xưa gọi là nhân sâm. Nhân sâm mọc tự nhiên hoặc được trồng, thân thấp, chỉ có cuống lá, hoa màu đỏ. Nhân sâm được trồng phổ biến ở các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, liên Bang Nga.
Từ xa xưa, nhân sâm đã nằm trong danh sách tứ đại danh dược bao gồm: nhân sâm, nhung hươu, quế và phụ (hay rễ đương quy). Tùy vào mục đích sử dụng mà người ta sẽ lựa chọn sâm khác nhau. Thông thường có hai loại là nhân sâm tươi và nhân sâm khô.
1.1 Nhân sâm tươi
Nhân sâm sau khi được thu hoạch sẽ được mang về rửa sạch. Sau đó, loại bỏ hết lớp bùn đất bên ngoài, giữ nguyên hình dạng và được bán dưới dạng tươi.
Nhân sâm tươi rất thích hợp để ngâm rượu, ngậm nhai hoặc có thể chế biến cùng món ăn. Hay có thể pha trà nhân sâm kết hợp cùng với các loại thảo dược khác. Tuy nhiên, nhân sâm tươi khó bảo quản. Chúng phải bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, tối đa được 3 tuần. Bởi vì nếu để lâu nhân sâm tươi sẽ dễ bị mốc. Khi đó sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu quả khi dùng.
1.2 Nhân sâm khô
Nhân sâm khô được chế biến từ nhân sâm tươi sau khi được chọn lựa kỹ càng. Thành phần chính có trong nhân sâm khô là Saponin có hàm lượng lớn hơn rất nhiều ở nhân sâm tươi. Nhân sâm khô giá thành rẻ hơn khi tươi. Chúng dễ bảo quản ở nhiệt độ thường, chế biến và sử dụng đơn giản, thời gian sử dụng lâu dài (có thể đến vài năm).
2. Các loại nhân sâm
Dưới đây là các loại nhân sâm mà thị trường rất phổ biến và được mọi người ưa chuộng sử dụng.
2.1 Nhân sâm đỏ (Hồng sâm)
Nhân sâm đỏ hay còn được biết đến với cái tên Hồng sâm. Loại sâm này yêu cầu về mặt chất lượng cũng như hình dạng rất cao và được chọn lựa kỹ lưỡng. Hồng sâm chính là do nhân sâm tươi 6 tuổi hấp rồi sấy qua 3 – 6 lần sao cho lượng nước trong nhân sâm giảm xuống còn 14%. Cuối cùng sẽ thu được một loại hồng sâm có màu hồng nhạt, vị ngọt và hơi đắng. Xét về mặt giá trị dinh dưỡng và dược tính, hồng sâm được đánh giá cao hơn hẳn sâm tươi. Hồng sâm không những giữ nguyên vẹn các chất dinh dưỡng, mà thêm đó là các dưỡng chất được sản sinh trong quá trình hấp, sấy.
2.2 Nhân sâm Ngọc Linh
Sâm Ngọc Linh là loại sâm quý, có giá trị kinh tế rất cao. Loại sâm này được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện và tìm ra trên núi Ngọc Linh vào năm 1973. Sâm Ngọc Linh được mệnh danh là “cây đẻ trứng vàng” của người dân. Bởi nó được đánh giá là loại sâm tốt nhân trên thế giới. Sâm Ngọc Linh có chứa hàm lượng Saponin cao hơn rất nhiều các loại nhân sâm khác, cụ thể là 52 loại saponin. Ngày nay, sâm Ngọc Linh được tìm thấy chủ yếu ở hai tỉnh Quảng Nam và Kon Tum. Do nhu cầu ngày càng cao mà thảo dược này ngày càng khan hiếm và giá thành cũng tăng cao ngất ngưởng. Vào đầu năm 2009, Tam Đảo đã thực hiện trồng sâm Ngọc Linh và đã tăng trưởng rất tốt.
2.3 Sâm bố chính
Sâm bố chính là loại sâm quý, chỉ đứng sau sâm Ngọc Linh và có công dụng tương đương như sâm Hàn Quốc. Loại sâm này được trồng nhiều các cánh rừng ở Quảng Bình. Sâm bố chính có hàm lượng dinh dưỡng và hoạt chất phong phú như: phytosterol, acid béo, coumarin, acid hữu cơ, đường khử và hợp chất uronic. Từ lâu sâm bố chính đã có mặt trong nhiều bài thuốc nam của nhiều bậc thầy y học, bác sĩ trong y học cổ truyền của bệnh viện. Bên cạnh đó, sâm bố chính chính ngâm rượu cũng hay được mọi người sử dụng.
2.4 Sâm đương quy
Sâm đương quy hay còn gọi với cái tên “sâm của phụ nữ” bởi loại thần dược này có rất nhiều công dụng đối với phái nữ. Sâm đương quy có xuất xứ từ Trung Quốc, có tuổi đời lâu năm. Hiện nay, loại sâm này được trồng nhiều ở Việt Nam như Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu,… Phần rễ của sâm đương quy có nhiều giá trị dinh dưỡng nhất, nó sở hữu hàm lượng tinh dầu lên đến 0,26%. Ngoài ra, sâm còn nhiều hoạt chất có lợi như: sacharid, B12, coumarin, axit amin, sterol, … Với công dụng bổ khí huyết rất tốt nên loại sâm này đã góp mặt trong rất nhiều bài thuốc Đông y hữu hiệu.
3. Nhân sâm có tác dụng gì
3.1 Theo YHCT
- Nhân sâm có vị ngọt, đắng, tính bình và quy vào kinh tỳ, phế, tâm.
- Công năng: Giúp đại bổ nguyên khí, kiện tỳ ích phế, ích huyết, sinh tân, an thần ích trí.
- Chủ trị: Khí hư muốn thoát, chân tay lạnh, tỳ hư, phế hư ho suyễn, kém ăn, tim suy kiệt sức, gầy yếu lâu ngày, nội nhiệt tiêu khát, hay choáng ngất.
3.2 Theo nghiên cứu YH lâm sàng:
- Tốt cho tuần hoàn máu: Giúp lưu thông tuần hoàn máu, tạo hồng cầu, chống thiếu máu. Đồng thời chống hạ huyết áp và giúp cân bằng huyết áp.
- Tăng cường thể chất: Nâng cao tinh thần, tăng khả năng chống lại stress và lão hóa. Giúp cải thiện khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ.
- Tác dụng chống ung thư: Dịch chiết của củ P. ginseng ức chế sự tăng trưởng của khối u do axit dimethylolbutanoic gây ra. Kéo dài thời gian sống của chuột nhờ tác dụng của hợp chất ginsenoside. Saponin nhân sâm Rh2 có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư.
- Tác dụng chống viêm: Nhân sâm là một trong những loại dược liệu được sử dụng rộng rãi để điều trị chống viêm nhờ tác dụng của ginsenoside.
- Điều hòa huyết áp: Nhân sâm khô hỗ trợ điều hòa triglycerid cholesterol, ngăn chặn xơ vữa động mạch. Giúp điều hòa khí huyết cho cả người bị bệnh huyết áp thấp và cao huyết áp .
- Tác dụng bảo vệ gan: Anthocyanin trong nhân sâm giúp ngăn chặn tổn thương thận do cisplatin gây ra. Các oligopeptit trong sâm làm giảm đáng kể mức độ yếu tố hoại tử khối u-α, interleukin 1β và interleukin 6 trong huyết thanh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng oligopeptides trong sâm có thể bảo vệ gan tế bào bằng cách cải thiện phản ứng viêm huyết thanh do rượu.
- Các tác dụng khác gồm: Giảm nồng độ glucose huyết tương, tăng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL); kích thích hệ thống miễn dịch, các hoạt động điều hòa miễn dịch; bảo vệ tim mạch, chống đái tháo đường, cầm máu, kích hoạt huyết ứ…
4. Cách sử dụng nhân sâm
Nhân sâm có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt và cũng có rất nhiều cách sử dụng, chế biến ngay tại nhà rất đơn giản.
4.1 Nhân sâm ngâm rượu
- Chuẩn bị: nhân sâm tươi, rượu trắng 45 độ, bình rượu.
- Thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch củ sâm để loại bỏ đất và các chất bẩn.
- Bước 2: Cho nguyên củ sâm vào bình, đổ rượu cho ngập sâm, rồi đậy kín.
- Bước 3: Sau 6 tháng, bạn có thể mang ra dùng được. Rượu sâm ngâm càng lâu thì càng đậm vị, càng ngon.
- Chú ý: Bạn có thể ngâm nhân sâm tươi với rượu theo công thức cứ 100 – 120 gam sâm thì ngâm với 1 lít rượu.
- Mỗi ngày uống một ly nhỏ rượu sâm rất tốt cho sức khỏe giúp da dẻ trở lên hồng hào, sức khỏe cải thiện trông thấy, tinh thần cũng tốt lên.
Đọc thêm: RƯỢU NHÂN SÂM CÓ TỐT KHÔNG?
4.2 Nhân sâm ngâm mật ong
- Nguyên liệu: nhân sâm khô thái lát (1 – 3g/ miếng), mật ong nguyên chất, lọ hoặc bình có nắp đậy.
- Cách chế biến:
- Bước 1: Cho toàn bộ miếng nhân sâm khô đã thái lát vào bình đựng
- Bước 2: Đổ từ từ mật ong ngập sâm rồi đậy kín
- Nhân sâm khô ngâm mật ong bảo quản được lâu dài quanh năm mà vẫn giữ nguyên tác dụng. Bạn có thể dùng 1-2 lát sâm cho mỗi lần, hoặc có thể kết hợp dùng chung với sữa tươi, sinh tố.
- Nhân sâm ngâm mật ong có tác dụng tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da, chống lão hóa, kích thích sản sinh testosterone,…
4.3 Nhân sâm pha trà
- Nguyên liệu: nhân sâm khô đã thái lát mỏng, nước sôi, ấm pha trà
- Cách chế biến:
- Bước 1: Cho vài lát nhân sâm khô vào ấm pha trà
- Bước 2: Rót nước sôi vào rồi đậy kín
- Bước 3: Sau khoảng 5 – 10 phút là có thể thưởng thức trà sâm thơm ngon
- Bạn có thể sử dụng trà nhân sâm uống thay có trà thường mỗi ngày. Một ấm trà sâm có thể hãm lại 2-3 lần để uống. Tuy nhiên, không nên hãm quá nhiều lần vì khi đó sẽ hết tác dụng. Bạn có thể nhai phần bã, nuốt lấy nước rồi bỏ bã đi.
- Cách sử dụng này rất tốt cho cơ thể, giúp là bổ phế, mát gan, thận, thanh nhiệt cơ thể.
4.4 Nhân sâm sắc uống
- Chuẩn bị: 5 – 10 gam Hồng sâm đã thái lát, đường
- Cách chế biến:
- Bước 1: Thực hiện giống như việc sắc thuốc, sắc hồng sâm với nước sôi thật kỹ rồi cho thêm 20 gam đường
- Bước 2: Khi sắc xong để nguội, chia làm nhiều lần để uống trong ngày, nhai bã sâm để có tác dụng tốt hơn.
- Nước sắc nhân sâm rất hữu hiệu cho những người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể, kém ăn, ngủ không ngon.
4.5 Cháo nhân sâm
- Nguyên liệu: nhân sâm, gạo loại ngon
- Cách chế biến:
- Bước 1: lấy khoảng 2 -3 lát sâm cắt mỏng sắc kỹ với nước.
- Bước 2: Sau đó cho thêm 300 gam gạo để nấu đến khi chín nhừ.
- Có thể dùng cháo nhân sâm cho người già sức khỏe suy kiệt, phụ nữ sau sinh, người ăn uống kém muốn bồi bổ cơ thể.
4.6 Nhân sâm ngậm trực tiếp
- Chuẩn bị: Hồng sâm, lọ hoặc hũ có nắp đậy
- Cách thực hiện:
- Bước 1: Hồng sâm sau khi mua về thái thành từng lát mỏng
- Bước 2: Bảo quản trong lọ hoặc hũ đậy lắp thật kỹ.
- Mỗi ngày có thể ngậm 3 -4 lát sâm, mỗi lần sử dụng 1 lát để ngậm trong miệng. Ngậm đến khi hồng sâm mềm có thể nhai và nuốt cả bã.
- Kiên trì sử dụng sâm bằng cách này giúp cho người bị bệnh lâu ngày, ăn uống kém, hơi suy yếu và người bị suyễn sẽ được cải thiện trông thấy.
5. Những ai không nên sử dụng nhân sâm
Nhân sâm mang lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe thế nhưng không phải ai cũng sử dụng được. Nếu lạm dụng sâm quá mức sẽ gây tác dụng không mong muốn cho người sử dụng. Chính vì vậy, bạn cần lưu ý về liều lượng và cách sử cho hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sau đây là những đối tượng không nên sử dụng loại thảo dược này:
- Người bình thường, khỏe mạnh
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
- Người có vấn đề về huyết áp, người có tiền sử bệnh tim mạch.
- Người bị tiểu đường đang được điều trị bằng thuốc.
- Người đang bị rối loạn chảy máu hoặc gặp vấn đề rối loạn đông máu.
- Người bệnh đang dùng thuốc có thành phần chống đông máu, chống loạn thần.
- Người đang bị rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi.
- Bệnh nhân bị tiểu đường, huyết áp thấp, huyết áp cao nên theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng nhân sâm.
6. Nhân sâm giá bao nhiêu?
- Nhân sâm tươi Hàn Quốc: Có giá giao động từ 1 triệu – 4 triệu đồng/ kg.
- Sâm Ngọc Linh: Trung bình một kg sâm Ngọc Linh (tương đương với 2 – 4 cây) có giá khoảng 300 – 400 triệu VNĐ. Đây là loại sâm có giá trị kinh tế cao, tương đương với sâm Linh chi của Hàn Quốc.
- Sâm Bố Chính: Có giá khoảng 250.000 – 350.000 đồng/ kg sâm tươi và khoảng 800.000 đồng/ kg sâm khô. Tuy nhiên, khi mua sâm Bố Chính, bạn nên chọn lựa loại sâm tự nhiên và có giá trị dinh dưỡng cao.
7. Sản phẩm MPsamquy
Viên uống bổ máu MPsamquy được biết đến là sản phẩm bảo vệ sức khỏe có tác dụng bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe cho con người. Trong đó có chứa hàm lượng cao Nhân sâm châu Á (800mg) – vị thuốc đại bổ nguyên khí và Đương quy (800mg) – vị thuốc bổ huyết số một. Đây là sản phẩm được phát triển từ bài thuốc Bát trân thang và viên nang hóa từ Đương quy tửu nổi tiếng của thầy Đỗ Đức Ngọc.
MPsamquy được sản xuất nghiêm ngặt theo công nghệ chiết xuất chọn lọc tinh chất hiện đại. Từ đó sản phẩm mang lại 3 ưu điểm vượt trội so với cao khô thông thường:
- Không lẫn tạp chất: Chỉ những hoạt chất có tác dụng mới được chiết tách khỏi dược liệu để đưa vào quy trình sản xuất.
- Hàm lượng hoạt chất cao: Dịch chiết không chứa tạp nên thuận lợi cho việc định lượng chính xác các nhóm chất có trong viên.
- Hạn chế phụ thuộc vào nguồn gốc và tuổi dược liệu: Đảm bảo hàm lượng hoạt chất cao mà không bị ảnh hưởng của nguyên liệu đến chất lượng thành phẩm.
Viên bổ khí huyết MPsamquy chính hãng hiện nay đang được phân phối tại hệ thống website mypharma.vn và Siêu thị thuốc MPG. Để được các Dược sĩ gia đình Mypharma tư vấn chi tiết về sản phẩm, xin liên hệ đến hotline 094.294.6633 hoặc tổng đài miễn cước 1800.2004.
Hy vọng rằng qua bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức về nhân sâm cũng như các cách sử dụng loại thảo dược quý này một cách hiệu quả. Chúc bạn đọc có một sức khỏe thật tốt, trọn niềm vui mỗi ngày!
Đọc thêm: