Nhân sâm kỵ gì? 10 điều phải biết và tư vấn cách dùng an toàn của dược sĩ

Từ xa xưa, nhân sâm đã được xem như một thần dược quý hiếm, được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, phòng chống bệnh tật. Tuy là một vị thuốc vô cùng quý, song, nhân sâm lại không được dùng cho mọi đối tượng và có nhiều kiêng kị khi sử dụng. Vậy nhân sâm kỵ gì? Cùng nghe tư vấn về kiêng kỵ và cách dùng an toàn của Dược sĩ Mypharma trong bài viết dưới đây. 

1. 5 điều kiêng kỵ khi sử dụng nhân sâm làm thực phẩm

Nhân sâm nếu không được sử dụng đúng cách, không những không đem lại tác dụng với sức khỏe mà còn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy nhân sâm kỵ gì? Dưới đây là 5 điều kiêng kỵ khi sử dụng nhân sâm:

1.1 Không dùng đồ kim loại để nấu nhân sâm

Thông thường, chúng ta sử dụng đồ kim loại để chế biến thức ăn. Tuy nhiên, khi nấu nhân sâm thì đây lại là điều tối kỵ. Lý do là những kim loại có thể bị hòa tan khi nấu và làm mất tác dụng của nhân sâm, biến dược liệu quý thành một độc dược vô cùng nguy hiểm.

Không dùng nồi kim loại để nấu nhân sâm
Không dùng nồi kim loại để nấu nhân sâm

1.2 Không kết hợp nhân sâm với các loại trà 

Trong trà có chứa những dược chất khi kết hợp sẽ làm mất tác dụng của nhân sâm. Khi kết hợp 2 thứ này với nhau thì tính bổ dưỡng của nhân sâm bị tiêu diệt. Do vậy, để có thể phát huy tác dụng tối đa của nhân sâm, bạn nên sử dụng nhân sâm và trà cách nhau khoảng 2-3 tiếng. 

Không được kết hợp nhân sâm với trà
Không được kết hợp nhân sâm với trà

1.3 Không dùng nhân sâm sau bữa ăn hải sản

Theo Y học cổ truyền, nhân sâm là loại dược liệu đại bổ khí, tính hàn.. Ngược lại, hải sản là thực phẩm đại hạ khí. Hai món này này khi kết hợp với nhau không những không đem lại tác dụng mà còn triệt tiêu nhau, gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Thông thường Hải sản là những loài sống dưới nước có tính hàn lạnh, khi chế chế thường dùng kèm các loại dược liệu có tính ấm nóng để tránh bị đau bụng như: Gừng, sả, ớt… Cũng theo YHCT: “Hàn ngộ hàn tắc tử” do vậy không được sử dụng nhân sâm sau khi ăn hải sản. Câu chuyện ‘’Đau bụng uống nhân sâm tắc tử” là một bài học mà ai cũng biết.

Không dùng nhân sâm sau các bữa ăn hải sản

1.4 Không dùng nhân sâm với củ cải

Tương tự với hải sản, củ cải cũng mang tính đại hạ khí, trong khi đó nhân sâm lại là dược liệu đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, làm mất tác dụng và gây hại cho người sử dụng. Do vậy, sau khi uống nhân sâm, tuyệt đối không nên ăn củ cải. 

nhân sâm kỵ gì
Không nên sử dụng nhân sâm với củ cải

1.5 Không dùng quá 200g nhân sâm hàng ngày

Mặc dù là một dược liệu vô cùng bổ dưỡng, đem lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, tuy nhiên việc sử dụng quá nhiều nhân sâm có thể gây ra những hiểm họa khôn lường cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu dùng quá 200g một ngày thì có thể gặp hiện tượng “âm suy hỏa vượng”, biểu hiện như: toàn thân nổi ban, ngứa ngáy, sốt, xuất huyết. Ngoài ra, người dùng có thể bị bí tiểu, phù nước,…  

Do nhân sâm là vị thuốc Đại bổ nguyên khí, nếu dùng quá liều lượng sẽ dẫn đến căng thẳng thần kinh, mất ngủ. Vì vậy chúng ta chỉ nên sử dụng liều lượng vừa đủ mà thôi.

Không sử dụng quá 200 gam nhân sâm trong một ngày
Không được sử dụng quá 200 gam nhân sâm trong một ngày

2. 10 đối tượng không được sử dụng nhân sâm 

Nhân sâm kỵ gì? Đối tượng nào không nên sử dụng nhân sâm? Dưới đây là 10 đối tượng không được sử dụng nhân sâm:

2.1 Người đang mắc các bệnh xuất huyết

Nhân sâm tác dụng bổ khí, huyết hưng vượng, làm tăng tuần hoàn máu. Do vậy, đối với những người đang mắc các bệnh xuất huyết sử dụng nhân sâm có thể khiến tình trạng xuất huyết thêm trầm trọng hơn. 

2.2 Người tăng huyết áp không dùng nhân sâm

Theo đông y, tăng huyết áp là chứng can dương vượng, can hỏa bốc lên gây mắt đỏ, váng đầu, ù tai, buồn nôn. Về mặt lâm sàng, nhân sâm có thể làm nặng thêm chứng can dương vượng, can hỏa bốc. Ngoài ra, nhân sâm ở liều lượng cao sẽ làm hạ huyết áp nhưng với liều lượng thấp lại có tác dụng tăng huyết áp. Hơn nữa, liều lượng chính xác khó nắm vững, do vậy, người cao huyết áp không nên dùng nhân sâm.

người cao huyết áp không dùng nhân sâm
Người cao huyết áp không nên sử dụng nhân sâm

2.3 Người bị đau bụng, nôn mửa đau dạ dày, ruột cấp tính

Bệnh này thuộc thấp nhiệt tích trệ. Điều trị cần hòa vị thanh trường, tiêu thực đạo trệ. Trong khi đó, nhân sâm lại có tính đại bổ khí, càng làm trì trệ và làm bệnh thêm nặng.

Không sử dụng nhân sâm cho người bị đau bụng
Không sử dụng nhân sâm cho người bị đau bụng 

2.4 Người bị gan mật cấp tính

Theo đông y, gan mật cấp tính do bị thấp nhiệt tăng làm cản trở khí lưu thông. Trị liệu cần phải lý khí đạo trệ, thanh lợi thấp nhiệt. Nhân sâm làm cho khí trệ uất kết, làm nặng thêm bệnh, người bị gan mật cấp tính không nên sử dụng.

2.5 Trẻ em dưới 14 tuổi

Với trẻ 14 tuổi, nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục phát triển sớm, đây là điều cần tránh. Ngoài ra với những trẻ sơ sinh càng không nên sử dụng nhân sâm. Bởi có thể làm hệ miễn dịch “lười” tiết ra kháng thể, làm suy giảm sự phát triển hệ miễn dịch của trẻ. 

2.6 Người bị bệnh lý hệ miễn dịch

Nhân sâm làm tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng tiết kháng thể, kích thích kháng hạch kháng thể hoạt động. Do vậy, những người có bệnh về hệ thống miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, mụn nhọt không nên sử dụng vì có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.

2.7 Người bị thương phong cảm mạo, phát sốt

Trị bệnh cho người bị thương phong cảm mạo, phát sốt cần thanh nhiệt giải biểu, sơ phong tán hàn, loại trừ ngoại tà. Thế nhưng nhân sâm lại có tính bổ khí khiến ngoại tà không thể phát tiết ra ngoài mà ứ trệ trong cơ thể, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Người bị thương phong cảm mạo, phát sốt không nên sử dụng nhân sâm.

2.8 Phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai không nên sử dụng nhân sâm do thông quan tuần hoàn huyết dịch, thai nhi có thể hấp thụ một phần nhân sâm rất có hại. Ngoài ra, phụ nữ có thai sử dụng nhân sâm có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.

2.9 Người bị giãn phế quản, ho lao, ho ra máu

Người bị giãn phế quản, ho lao, ho ra máu, đông y gọi là phế âm suy nhược, âm hư hỏa vượng, cần phải lương huyết chỉ huyết, tư âm giáng hỏa. Nhân sâm làm thương âm động hỏa, làm ra máu nặng hơn. Do vậy, những người này không nên sử dụng nhân sâm.

2.10 Người bị di tinh, xuất tinh sớm

Người bị di tinh, xuất tinh sớm khi sử dụng nhân sâm dễ bị kích thích mạnh về tình dục do nhân sâm thúc đẩy kích thích tố tình dục. Điều này khiến tình trạng trở nặng, nên tránh sử dụng.

3. Cách sử dụng nhân sâm đúng chuẩn an toàn của dược sĩ Mypharma

3.1 Đối tượng nên sử dụng nhân sâm 

Với công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, nhân sâm được sử dụng cho các đối tượng:

  • Người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, sức đề kháng kém
  • Trí nhớ suy giảm, căng thẳng thần kinh
  • Bệnh nhân ung thư
  • Nam giới rối loạn cương dương, có vấn đề về tình dục
  • Người thường xuyên mất ngủ

3.2 Cách sử dụng nhân sâm

Để có thể phát huy hết tác dụng của nhân sâm, bạn có thể sử dụng nhân sâm theo các cách đơn giản sau:

  • Ăn trực tiếp: Có thể sử dụng nhân sâm tươi để ăn trực tiếp. Củ nhân sâm tươi đem rửa sạch, thái lát và ngậm trực tiếp.
  • Trà nhân sâm: Để sử dụng trà nhân sâm, bạn chỉ cần ngâm 4-5 lát nhân sâm vào nước nóng. Sau đó đợi khoảng 5 phút thì đã có thức uống vô cùng thanh mát và bổ dưỡng.
  • Rượu nhân sâm: Sâm tươi với kích thước lớn, thân dài, đẹp rất thích hợp để làm bình rượu sâm. Chỉ cần chuẩn bị sâm tươi cùng rượu trắng cùng bình rượu thủy tinh là bạn đã có ngay cho mình một bình rượu sâm vừa bồi bổ sức khỏe, vừa trang trí rất sang trọng và phong thủy. 
  • Sâm tươi chế biến thành món ăn: Từ nguyên liệu là nhân sâm bổ dưỡng, bạn có thể chế biến rất nhiều món ăn như gà tần sâm, salad nhân sâm, nhân sâm chiên giòn, nấu chè,… rất có lợi cho sức khỏe. 
Rượu nhân sâm
Rượu nhân sâm vừa bồi bổ sức khỏe, vừa có thể trang trí

Hy vọng với bài viết trên bạn đã có cho mình câu trả lời cho câu hỏi “nhân sâm kỵ gì”. Để được Dược sĩ Mypharma tư vấn chi tiết về đối tượng và các cách sử dụng nhân sâm chuẩn an toàn đem lại hiệu quả cao, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 094.294.6633 hoặc tư vấn online qua:

  • Fanpage: m.me/mypharmavn
  • Zalo: 094.294.6633
  • Địa chỉ: 436 Minh Khai – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

Đọc thêm: RƯỢU NHÂN SÂM CÓ TỐT KHÔNG? TƯ VẤN CÁCH SỬ DỤNG ĐÚNG, AN TOÀN, HIỆU QUẢ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *