Những loại thảo mộc dành cho các vấn đề về tim mạch

Từ lâu nay, các loại thảo mộc đã được sử dụng làm thực phẩm và để phục vụ những mục đích y tế. Bệnh tim mạch là bệnh lý nguy hiểm và chiếm tỷ lệ tử vong cao. Gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh tim mạch ngày càng cao và càng trẻ hoá do thói quen sinh hoạt không khoa học, thiếu lành mạnh.

Bệnh tim mạch nguy hiểm
Bệnh tim mạch là bệnh lý nguy hiểm, chiếm tỷ lệ tử vong cao

Một chế độ dinh dưỡng giàu trái cây, rau củ, đậu, và ít chất béo bão hòa, kết hợp với tập thể dục thường xuyên, là một liệu pháp điển hình không dùng thuốc dành cho bất cứ ai đang đứng trước nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. Một vài loại thảo mộc có tác dụng tốt cho tim mạch, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.

Mã đề (Plantago psyllium)

Một số bệnh nhân bị tăng cholesterol đã được hưởng lợi từ việc sử dụng mã đề nguồn cung cấp chất xơ hòa tàn dồi dào (10-12% dịch nhầy). Những người có nồng độ cholesterol huyết cao hơn 5,7mmol/L (220mg/dL) bổ sung 5g mã đề 2 lần/ngày trong vòng 4 tháng, nồng độ cholesterol toàn phần cũng như cholesterol LDL xấu của họ lần lượt đạt được các mức giảm trung bình 0,26-0,39 và 0,28-0,35mmol/L (tương ứng với 10-15 và 11-13mg/dL). Những thay đổi này có xu hướng lớn hơn ở các đối tượng ăn theo chế độ dinh dưỡng giàu chất béo.

Tỏi (Allium sativum L.)

Tỏi đã được sử dụng hiệu quả như một loại thực phẩm và một loại thuốc trong nhiều thế kỷ. Hợp chất tạo ra phần lớn hoạt tính của tỏi là allicin, được sản sinh ra khi các tế bào còn nguyên vẹn của một nhánh tỏi bị cắt hoặc nghiền. Allicin ức chế một loạt các loại vi khuẩn (bao gồm Candida), và virus.

Nghiên cứu đã cho thấy rằng tỏi có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch. Việc dùng tỏi thường xuyên có thể rất hiệu quả trong việc giảm thiểu nguy cơ bị đau tim và đột quỵ, vì nó làm giảm bớt nồng độ cholesterol toàn phần cũng như cholesterol LDL cùng với lượng chất béo trung tính mà không ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol HDL tốt. Nồng độ lipid trong máu cũng được thay đổi theo chiều hướng có lợi ở những đối tượng có cholesterol huyết bình thường mà ăn tỏi.

Trung bình, nửa nhánh đến một nhánh tỏi/ngày có khả năng giảm tình trạng dư cholesterol huyết xuống khoảng 0,59mmol/L (23mg/dL) hoặc xấp xỉ 10% giá trị ban đầu. Tỏi cũng làm tăng hoạt động phân hủy tơ huyết và gây ức chế quá trình kết tập tiểu cầu, một phần là bởi sự hiện hữu của các ajoene (hợp chất organosulfur được tìm thấy trong chiết xuất từ tỏi ), allul methyl trisulfide, vinyldithiin, và các hợp chất lưu huỳnh khác sản sinh ra từ sự phân hủy của allicin.

Các nhà nghiên cứu ở Kuwait đã phát hiện thấy rằng việc ăn 3g tỏi mỗi ngày trong vòng 6 tháng có thể làm giảm 80% nồng độ B2 thromboxane huyết thanh và giảm 20% tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành ở đàn ông trung niên.

tỏi
Tỏi đã được sử dụng như một loại thực phẩm và một loại thuốc trong nhiều thế kỷ

Mặt khác, tỏi sấy khô lại kém hiệu quả hơn tỏi tươi hoặc không có chút hoạt tính nào. Các đặc tính có lợi của tỏi thường bộc lộ rõ khi một lượng đáng kể được sử dụng trong một khoảng thời gian. Hành (Allium cepa L.) cũng có thể được coi là tác nhân chống đông máu tự nhiên vì chúng chứa các chất có hoạt tính phân hủy tơ huyết và có thể ngăn chặn sự kết tụ tiểu cầu. Cả một nhóm disulfide alpha-sulfinyl phân lập từ hành đã được chỉ ra là có thể gây ức chế mạnh mẽ chuỗi axit arachidonic (axit béo omega-6 đa không bão hòa đa) trong tiểu cầu.

Hạt lanh (Linum usitatissimum)

Việc sử dụng hạt lanh có thể làm giảm cả nồng độ cholesterol toàn phần lẫn cholesterol LDL xấu vì nó có hàm lượng chất béo bão hòa thấp, đồng thời lại chứa hàm lượng chất béo không bão hòa, sterol thực vật, và dịch nhầy cao. Khi 15 bệnh nhân có nồng độ cholesterol huyết tăng [cao hơn 6,2mmol/L (240mg/dL)] tiêu thụ 15g hạt lanh nghiền và 3 miếng bánh mì chứa hạt lanh mỗi ngày trong vòng 3 tháng, nồng độ cholesterol toàn phần và LDL cholesterol của họ đã giảm khoảng 10% và sự kết tụ tiểu cầu cũng giảm đáng kể, trong khi đó nồng độ HDL cholesterol cũng như lượng chất béo trung tính lại không biến đổi nhiều.

Dầu sả (Cymbopogon citratus)

Những đối tượng bị dư/tăng cholesterol huyết mà mỗi ngày tiêu thụ 140mg dầu sả giàu geraniol và citral đã giảm được nồng độ cholesterol trong máu sau 3 tháng.

Cỏ cà ri (Trigonella foenum-graecum)

Các nghiên cứu về cỏ cà ri đã chỉ ra rằng loại thảo mộc này cũng có thể mang hoạt tính hạ cholesterol huyết. Các đối tượng có nồng độ cholesterol trong máu cao mà sử dụng hạt cỏ cà ri nghiền thành bột, giảm được đáng kể nồng độ LDL cholesterol và chất béo trung tính mà không tạo ra bất kỳ sự thay đổi nào trong nồng độ HDL cholesterol.

Nhân sâm (Panax ginseng)

Nhân sâm là một thảo dược được sử dụng làm thuốc bổ với lịch sử sử dụng lâu đời. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một phần saponin trong rễ nhân sâm hạn chế được sự kết tụ tiểu cầu bằng cách ức chế mạnh quá trình tạo ra thromboxane A2 (một loại thromboxane được sản xuất bởi các tiểu cầu hoạt hóa và kích thích sự hoạt hóa của các tiểu cầu mới cũng như làm tăng sự kết tập tiểu cầu ).

Nhân sâm
Nhân sâm là một thảo dược được sử dụng làm thuốc bổ với lịch sử sử dụng lâu đời

Dầu trong hạt hoa anh thảo (Oenothera biennis)

Dầu hoa anh thảo chứa một lượng axit gamma-linolenic (GLA) đáng kể (7-10%) cũng như hàm lượng cao các axit alpha-linolenic (ALA) (70%). GLA tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp prostaglandin (các axit béo không bão hòa ở mô ) một cách trực tiếp hơn ALA. Một số nhóm nghiên cứu đã cho thấy rằng dầu hoa ảnh thảo (EPO) có thể thay đổi nồng độ lipid máu một cách có lợi, giảm bớt độ kết dính của tiểu cầu, và làm tăng thời gian đông máu. Tuy nhiên, có vẻ như các loại dầu hoa anh thảo có sẵn trên thị trường hiện nay lại thường lẫn các loại dầu thực vật khác, có thể giảm bớt hoặc thay đổi hoạt tính của nó.

Bạch quả (Ginkgo)

Chiết xuất đậm đặc từ lá của cây ginkgo (bạch quả) gần đây đã trở thành một loại thảo dược phổ biến giúp cải thiện lưu lượng máu não. Chiết xuất từ cây bạch quả dường như rất hiệu quả (đặc biệt là với các bệnh nhân lão khoa) trong việc điều trị những tình trạng như mất trí nhớ, chóng mặt, trầm cảm, nhầm lẫn, cùng các chứng bệnh khác. Những tình trạng này thường có hiệu quả với sự giãn mạch máu và cải thiện lưu lượng máu nhờ vào chiết xuất bạch quả. Các thành phần có hoạt tính trong bạch quả được cho là flavone glycoside và diterpenoid (ginkgolide), gây ức chế hoạt động của yếu tố kích hoạt tiểu cầu.

Sơn tra (Crataegus spp.)

Sơn tra là một loại thảo mộc khác được sử dụng để cải thiện lưu lượng máu. Lá, quả, và hoa của cây sơn tra được sử dụng rộng rãi ở châu Âu để cải thiện khả năng bơm máu của tim và cũng là để điều trị chứng đau thắt ngực. Các nhà nghiên cứu cho rằng hoạt chất chính của sơn tra là flavonoid. Sơn tra thúc đẩy sự giãn nở của các cơ trơn thuộc mạch vành, từ đó làm tăng lưu lượng máu đồng thời giảm bớt đau thắt ngực.

Các nhà nghiên cứu người Pháp đã xác định proanthocyanidins (một loại polyphenol được tìm thấy trong nhiều loại thực vật ) là các yếu tố có hoạt tính trong đầu hoa của cây sơn tra (Crataegus oxycantha). Các chất này được báo cáo là có khả năng ức chế quá trình sinh tổng hợp của thromboxane A2. Những bệnh nhân mắc bệnh tim mãn tính mà bổ sung 600 mg chiết xuất sơn tra/ngày có huyết áp và nhịp tim thấp hơn, ngoài ra cũng ít bị khó thở khi tập thể dục hơn so với những đối tượng không được dùng sơn tra.

Nguồn:

The American Journal of Clinical Nutrition, Volume 70, Issue 3, September 1999, Pages 491s–499s

744 lượt đọc

Notice: Undefined index: fb_enable in /home/mypharma/public_html/wp-content/themes/gloria/templates/comments.php on line 15

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *