Sốt xuất huyết mắc rồi có bị lại không? Cách chăm sóc người bệnh mau khỏi

Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra. Hiện chưa có thuốc đặc hiệu hay vaccin phòng ngừa, nên bệnh tiến triển thành dịch rất nhanh. Tại miền Nam và miền Trung dịch xuất hiện quanh năm. Tại miền Bắc và Tây nguyên bệnh xuất hiện chủ yếu vào các tháng 4 đến tháng 11 (đặc biệt tháng 11 thường bùng phát mạnh). Có nhiều câu hỏi xung quanh bệnh sốt xuất huyết như là: Bị sốt xuất huyết rồi có bị lại không? Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?. Bài viết dưới đây sẽ giúp trang bị kiến thức cho căn bệnh này.

Bị sốt xuất huyết rồi có bị lại không? Cách chăm sóc người bệnh mau khỏi

1. Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh virus lây nhiễm cấp tính. Virus Dengue chính là “thủ phạm” gây bệnh trên cơ thể người. Chúng lây nhiễm bệnh bằng cách di chuyển từ người bệnh sang người khỏe mạnh. 

Trung gian dẫn truyền virus Dengue là muỗi cái Aedes aegypti Aedes albopictus. Chúng hút máu từ vậy chủ mang bệnh và xâm nhập vào vật chủ khỏe mạnh. Từ đó virus tiếp tục nhân lên và gây bệnh chỉ từ 4 – 7 ngày, có thể kéo dài đến 14 ngày.

Sốt xuất huyết được chia thành 4 loại, dựa theo 4 chủng huyết thanh của virus là: DEN 1, DEN 2, DEN 3, DEN 4. 

2. Sốt xuất huyết thường xuất hiện vào mùa nào trong năm? 

Trung gian truyền bệnh là muỗi, nên đỉnh dịch thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11 trong năm. Đây là khoảng thời gian lượng mưa tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển. 

Ban ngày là thời điểm xuất hiện muỗi vằn cái nhiều nhất, đặc biệt là vào buổi sáng sớm và chiều tối. Vào khoảng thời gian này, muỗi sẽ trú ngụ ở những nơi ẩm ướt và tối sau đó tiếp cận đốt người. 

Vì vậy, trong khoảng thời gian này cần thường xuyên vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, khô thoáng. Thực hiện phun diệt muỗi định kỳ, đặc biệt là những góc khuất. Hạn chế để tích nước trong các chum, vại,… – môi trường cho ấu trùng và lăng quăng phát triển. 

Sốt xuất huyết mắc rồi có bị lại không?

3. Sốt xuất huyết có nguy hiểm hay không?

Phụ thuộc vào tuổi tác, cơ địa, sức đề kháng,… tác động của sốt xuất huyết sẽ khác nhau. Tuy nhiên, biến chứng sau khi mắc sốt xuất huyết thì đa số các trường hợp đều xảy ra. 

Các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải bao gồm:

Xuất huyết: nhẹ là xuất huyết dưới da, xuất huyết chân răng, lợi,… Trong trường hợp nặng, xuất huyết tiêu hoá, nội tạng,… Gây đi ngoài phân đen, rong kinh với nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Sức đề kháng bị suy giảm. Quá trình hồi phục có thể kéo dài từ 3-6 tháng mới phục hồi hoàn toàn tùy từng cơ địa.

Virus Dengue tiết ra các độc tố gây men gan tăng cao bất thường. Biến chứng này chiếm đến 65% trong các trường hợp mắc bệnh. Nếu không chữa trị  kịp thời, sẽ gây tổn hại tế bào, và nặng hơn là hoại tử tế bào gan.

Sinh non, dọa sảy thai, sảy thai ở bà bầu. Khi gặp các trường hợp sốt cao từ 1-2 ngày không đỡ đồng thời xuất hiện phát ban. Cần thăm khám tại các cơ sở uy tín càng sớm càng tốt để tránh ảnh hưởng xấu đến người mẹ và thai nhi.  

4. Các giai đoạn tiến triển của sốt xuất huyết 

Sau khi Virus Dengue xâm nhập vào cơ thể, tùy mỗi người bệnh thì sẽ  trải qua 3 hoặc 1 – 2 giai đoạn của bệnh. 

Giai đoạn ủ bệnh: 

Triệu chứng:

  • Thường xuất hiện không rõ ràng và nhẹ. Người bệnh có thể nhầm lẫn với các triệu chứng cảm cúm thông thường. 
  • Hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, người mệt nhẹ,…

Thời gian: Tùy vào cơ địa, mà thời gian ủ bệnh kéo dài 4-7 ngày, thậm chí có thể lên đến 2 tuần.

Giai đoạn phát sốt:

Triệu chứng:

  • Người bệnh bắt đầu sốt cao từ 39 – 40 độ, uống thuốc nhưng không hạ. 
  • Người mệt mỏi rũ rượi, đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn,…
  • Đau đầu nhiều hơn, đặc biệt nhức vùng 2 hốc mắt. 
  • Đau nhức xương khớp. 
  • Phát ban dưới da, chảy máu chân răng, máu cam,…

Thời gian: Sốt có thể kéo dài 3 – 7 ngày nếu không thực hiện các biện pháp hạ sốt tại cơ sở y tế uy tín. 

Sốt xuất huyết mắc rồi có bị lại không?

Giai đoạn nguy hiểm: 

Triệu chứng:

  • Số lượng tiểu cầu của cơ thể giảm mạnh gây: hoa mắt, chóng mặt, choáng váng không thể ngồi dậy, huyết áp tụt,…
  • Có nguy cơ xuất huyết nặng hơn: xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết nội tạng, xuất huyết não…
  • Độc tố virus khiến men gan tăng cao, tổn thương tế bào gan. 

Thời gian: Trong khoảng 1 – 2 ngày giai đoạn nguy hiểm sẽ kết thúc nếu người bệnh được chăm sóc cẩn thận. 

Sốt xuất huyết mắc rồi có bị lại không?

Giai đoạn phục hồi:

Triệu chứng

  • Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ hết sốt, sức khỏe dần hồi phục, huyết áp ổn định,… Các chỉ số xét nghiệm dần trở về mức bình thường.
  • Giai đoạn này cũng có thể xuất hiện tình trạng ngứa ở tay chân hoặc ở người do các độc tố virus tiết ra.  

Thời gian: Sinh hoạt và ăn uống lành mạnh  trong khoảng 3 – 6 tháng thì bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn. 

5. Sốt xuất huyết bị rồi có bị lại hay không?

Theo như phân loại ở trên, sốt xuất huyết được chia làm 4 loại dựa trên 4 loại huyết thanh virus là DEN 1, DEN 2, DEN 3 và DEN 4.

Vì vậy, khi bị sốt xuất huyết lần đầu, cơ thể mới chỉ có miễn dịch với loại virus đó, và khả năng có thể mắc 3 loại virus còn lại. 

Kết luận, trường hợp đã bị sốt xuất huyết lần đầu hoàn toàn có khả năng mắc 3 lần tiếp theo. Do vậy, đừng chủ quan, hãy bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình thật tốt trước mùa dịch Virus Dengue này. 

6. Cách chăm sóc cho người bị sốt xuất huyết để mau khỏi bệnh

Cho người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn

Tránh vận động mạnh, chơi thể thao,… Gây mất sức, mất nước và mất điện giải. 

Đặc biệt không nên để người bệnh tự đi lại trong giai đoạn nguy hiểm của bệnh. Vì cơ thể đang mệt, choáng váng, người bệnh có thể bị té ngã, va đập gây ra chấn thương nghiêm trọng.

Cung cấp đủ nước và chất điện giải

Trong giai đoạn sốt cơ thể người bệnh bị hao hụt nước và các chất điện giải cần thiết. Vì vậy cần bổ sung qua việc tăng cường uống nước, sữa, nước cam vắt, ăn cháo loãng,.. hoặc các nước điện giải, để cơ thể mau hồi phục. 

Dùng Paracetamol khi bị sốt

Khi người bệnh sốt trên 38,5 độ C phải hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, mỗi lần uống cách 4-6 tiếng. Nếu người bệnh sốt nhẹ hãy dùng khăn ấm lau cơ thể, đắp khăn ở vùng nách và bẹn để hạ thân nhiệt.

Tham khảo: Phân biệt PANADOL XANH và PANADOL ĐỎ? Công dụng, liều dùng và lưu ý khi sử dụng

Chế độ ăn hợp lý

Việc bổ sung thêm lượng Protein vào khẩu phần ăn là cần thiết, giúp thể trạng nhanh chóng được hồi phục. Các nguồn Protein an toàn từ thịt, cá, trứng, sữa,… 

Sốt xuất huyết mắc rồi có bị lại không?

Theo dõi sức khỏe thường xuyên

Khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường, cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. 

Tắm rửa với nước ấm

Khi mắc phải sốt xuất huyết, thì khả năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Do vậy, người bệnh hạn chế tắm rửa quá nhiều, và không được sử dụng nước lạnh để tránh bệnh nặng hơn. 

Tái khám theo lịch của bác sĩ

Cơ thể cần được theo dõi hậu sốt xuất huyết các chỉ số như men gan, huyết áp,… để từ đó xây dựng chế độ chăm sóc  tốt nhất cho cơ thể sau khi khỏi bệnh. 

Tham khảo: CÁC DƯỢC LIỆU BỔ KHÍ HUYẾT GIÚP CƠ THỂ KHỎE MẠNH

Để được tư vấn chi tiết hơn về sức khỏe, các bạn hãy liên hệ với Dược sỹ gia đình Mypharma qua số Hotline: 0942946633

———————————————-

MyPharma là mô hình Dược sĩ gia đình đầu tiên tại Việt Nam, với sứ mệnh mang đến những combo chăm sóc sức khỏe toàn diện phù hợp với nhu cầu và tình trạng bệnh của từng khách hàng. Đến với MyPharma, khách hàng sẽ nhận được tư vấn tận tình, miễn phí từ đội ngũ 100% Dược sĩ Đại học về thông tin, hướng dẫn sử dụng an toàn, phù hợp trong và sau khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi. Bên cạnh đó, MyPharma cung cấp dịch vụ giao hàng hỏa tốc, tận nơi trên toàn quốc.

Toàn diện, tiện lợi và tận tình chính là tôn chỉ phục vụ khách hàng của MyPharma

Để được các Dược sĩ gia đình Mypharma tư vấn chi tiết, xin liên hệ tổng đài hotline 0942946633 hoặc tư vấn online qua:

273 lượt đọc

Notice: Undefined index: fb_enable in /home/mypharma/public_html/wp-content/themes/gloria/templates/comments.php on line 15

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *