Sự hình thành và phát triển của thai nhi qua các giai đoạn

Mang thai là điều thiêng liêng và cũng là niềm tự hào đối với bất kì người phụ nữ nào. Quá trình 9 tháng 10 ngày có biết bao nhiêu sự biến đổi ở mẹ cũng như sư phát triển hàng ngày của thai nhi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những giai đoạn phát triển của thai nhi và những cột mốc quan trọng nhé.

Sự thụ thai

Khi người phụ nữ vừa rụng trứng, trứng được thụ tinh trong vòng 12-24 giờ sau khi gặp tinh trùng. Các tinh trùng đã trải qua cuộc đua tàn khốc để tiếp cận được với trứng.

Khi tinh trùng xâm nhập vào trứng, có những thay đổi xung quang lớp vỏ protein để ngăn không cho tinh trùng khác xâm nhập. Tại thời điểm thụ tinh, các tính trạng di truyền của bé đã hoàn tất, bao gồm cả giới tính. hCG là một hormone được sản sinh từ thời điểm thụ thai. Nó được sản xuất bởi các tế bào hình thành nhau thai và là hormone được phát hiện trong xét nghiệm mang thai . Tuy nhiên, thường mất ba đến bốn tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng để hCG tăng đủ để được phát hiện bằng các xét nghiệm mang thai.

Trong vòng 24 giờ sau khi thụ tinh, trứng bắt đầu phân chia nhanh chóng thành nhiều tế bào. Nó vẫn còn ở trong ống dẫn trứng khoảng ba ngày. Trứng đã thụ tinh (được gọi là phôi nang) tiếp tục phân chia khi đi qua ống dẫn trứng đến tử cung và  gắn vào nội mạc tử cung. Trước khi điều này xảy ra, phôi nang vỡ ra khỏi lớp vỏ bảo vệ của nó.  Trong vòng ba tuần, các tế bào phôi nang cuối cùng tạo thành một quả bóng nhỏ hoặc phôi và các tế bào thần kinh đầu tiên của em bé đã hình thành. 

Sự phát triển của thai nhi theo từng tháng

Tháng thứ 1.

Khi trứng được thụ tinh phát triển, một túi kín nước hình thành xung quanh nó, gọi là túi ối. Nhau thai cũng phát triển, nhau thai là một cơ quan có nhiệm vụ trao đổi chất dinh dưỡng từ mẹ sang em bé và chuyển chất thải từ em bé.

Khi trứng được thụ tinh phát triển, một túi kín nước hình thành xung quanh nó, gọi là túi ối. Nhau thai cũng phát triển, nhau thai là một cơ quan có nhiệm vụ trao đổi chất dinh dưỡng từ mẹ sang em bé và chuyển chất thải từ em bé.

Thai nhi 4 tuần tuổi đang trong quá trình phát triển các cấu trúc “tạo khuôn” cho mặt, cổ. Tim và các mạch máu cũng đang trên đà phát triển, trong khi phổi, dạ dày và gan mới chỉ bước đầu xây dựng những nền móng đầu tiên.

Tháng thứ 2.

Đặc điểm khuôn mặt của bé tiếp tục phát triển, mí mắt, tai của thai nhi đang hình thành và mẹ bầu có thể trông thấy mũi bé thông qua siêu âm. Tay và chân đang hình thành và bắt đầu dài ra, các ngón tay, ngón chânphát triển rõ ràng hơn hẳn.  Các ống thần kinh (não, tủy sống và các mô thần kinh khác của hệ thống thần kinh trung ương) được hình thành tốt. Các tế bào thần kinh bắt đầu phân nhánh, hình thành hệ thần kinh nguyên thủy. Ống hô hấp bắt đầu nối dài từ họng đến hai lá phổi đang phát triển. Đường tiêu hóa và các cơ quan cảm giác bắt đầu phát triển.  Vào khoảng 6 tuần, thường có thể phát hiện nhịp tim của bé.

Tháng thứ 3.

Cánh tay, bàn tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân của bé đã được hình thành đầy đủ. Móng tay và móng chân đang bắt đầu phát triển và tai ngoài được hình thành. Cơ quan sinh sản của em bé cũng phát triển, nhưng giới tính của em bé rất khó phân biệt trên siêu âm.

Đến cuối tháng thứ ba, em bé của bạn đã được hình thành đầy đủ. Tất cả các cơ quan và tứ chi sẽ tiếp tục trưởng thành và phát triển. 

Trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thai kì, mẹ có thể có những biểu hiện của mang thai sớm như nôn, mệt mỏi, đau đầu…. Và đây cũng là giai đoạn mà mẹ cần cẩn thận với việc sử dụng thuốc cũng như các thực phẩm có thể ảnh hưởng tới thai nhi.

Tháng thứ 4

Nhịp tim của bé bây giờ có thể nghe rõ.  Mí mắt, lông mày, lông mi, móng tay và tóc được hình thành. Răng và xương trở nên chắc hơn.  Hệ thống thần kinh đang bắt đầu hoạt động. Các cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dục hiện đã được phát triển đầy đủ, và bác sĩ có thể nhìn giới tính của bé trên siêu âm. Bé cưng khá nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và rất hay bị nấc cụt. Tuy nhiên, mẹ đừng quá lo nhé! Thai nhi nấc cụt là dấu hiệu cho thấy khả năng hít thở của bé đang dần hoàn thiện hơn.

Tháng thứ 5

Bé con đã khá lớn rồi mẹ ơi! Tử cung của bạn lúc này có thể ở ngang vị trí với rốn. Thai nhi khi này có thể mút ngón tay, ngáp, duỗi và làm các khuôn mặt khác nhau. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy sự chuyển động của bé, vì bé đang phát triển cơ bắp.  Tóc bắt đầu mọc, Vai, lưng và thái dương của em bé được bao phủ bởi một lớp lông mềm mại để bảo vệ bé và thường rụng vào cuối tuần đầu sau khi bé sinh ra.

Tháng thứ 6

Da của em bé có màu đỏ, nhăn và các tĩnh mạch có thể nhìn thấy mờ mờ qua da. Có thể nhìn thấy ngón tay và ngón chân của em bé. Bé đã có thể phản hồi với các âm thanh  bằng cử động hoặc tăng nhịp tim. Bạn cũng có thể nhận thấy chuyển động giật nếu bé bị nấc. Thai nhi có thể nặng khoảng 500 gram và dài khoảng 29 cm

Tháng thứ 7

Em bé của bạn sẽ tiếp tục trưởng thành và phát triển dự trữ mỡ trong cơ thể. Thính giác của bé đã phát triển hoàn chỉnh. Bé thay đổi vị trí thường xuyên và đáp ứng với các kích thích, bao gồm âm thanh và ánh sáng. Nước ối bắt đầu giảm dần.

Vào thời điểm này, tức là mẹ bầu đang ở cuối tam cá nguyệt thứ 2 và chuẩn bị “cán đích”, nguy cơ sinh non rất dễ xảy ra. Mẹ bầu nên cực kỳ cẩn thận với chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của mình để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ lẫn con. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường, ngay lập tức báo với bác sĩ để được thăm khám.

Khả năng sống sót của bé con nếu “bất đắc dĩ” phải chào đời sớm ở 28 tuần tuổi cũng thuộc dạng khá cao. 

Tháng thứ 8

Bạn có thể nhận thấy rằng em bé của bạn đang đá nhiều hơn. Não của bé đang phát triển nhanh chóng vào thời điểm này và bé có thể nhìn và nghe thấy. Hầu hết các cơ quan được phát triển tốt, nhưng phổi vẫn có thể chưa trưởng thành. Da của em bé ít có nếp nhăn hơn do có một lớp chất béo bắt đầu hình thành dưới da. Từ thời điểm này cho đến khi sinh, thai nhi sẽ đạt thêm nửa trọng lượng tương tự lúc chào đời.

Tháng thứ 9

Em bé của bạn tiếp tục phát triển và trưởng thành: phổi gần như đã phát triển hoàn chỉnh. Não phát triển rất nhanh. Lúc này đầu của thai nhi thường nằm ở vị trí xương chậu. Khi đã qua 37 tuần, việc mang thai và các giai đoạn phát triển của thai nhi  có thể được xem là  “đến hạn”. Bé chắc chắn đã sẵn sàng bước vào thế giới!

Bạn có thể nhận thấy rằng bé di chuyển ít hơn do không gian hẹp. Vị trí của em bé thay đổi để chuẩn bị cho chuyển dạ và sinh nở. Để có tâm lý thoải mái, luôn sẵn sàng cho ngày vượt cạn, bạn nên chuẩn bị mọi thứ đầy đủ, cùng chờ đón bé yêu ra đời thôi nào.

  • – – – – – – – – – – – – – – – – – –

MyPharma là mô hình Dược sĩ gia đình đầu tiên tại Việt Nam. Với sứ mệnh mang đến những combo chăm sóc sức khỏe toàn diện phù hợp với nhu cầu và tình trạng bệnh của từng khách hàng.

Đến với MyPharma, khách hàng sẽ nhận được tư vấn tận tình, miễn phí từ đội ngũ 100% Dược sĩ Đại học về thông tin, hướng dẫn sử dụng an toàn, phù hợp trong và sau khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi. Bên cạnh đó, MyPharma cung cấp dịch vụ giao hàng hỏa tốc, tận nơi trên toàn quốc. 

Toàn diện, tiện lợi và tận tình chính là tôn chỉ phục vụ khách hàng của MyPharma.

Mypharma – Dược sĩ gia đình, tư vấn tận tình

Địa chỉ: 436 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội


Notice: Undefined index: fb_enable in /home/mypharma/public_html/wp-content/themes/gloria/templates/comments.php on line 15

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *