Tiểu đường tuýp 2 là gì? Uống thuốc nào để khỏi?

Tiểu đường tuýp 2 là một bệnh thuộc về nhóm chuyển hóa. Đây là một bệnh mạn tính, vậy chữa trị và phòng tránh bệnh này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.

1. Tiểu đường tuýp 2 là gì? 

Đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, đặc trưng bởi lượng đường huyết cao. Nó được chia làm 3 loại gồm: tuýp 1, tuýp 2, tuýp 3. Trong đó, những bệnh nhân mắc đái tháo đường tuýp 2 chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 90% số người bị tiểu đường.

Khác với tuýp 1, ở tiểu đường tuýp 2 cơ thể vẫn sản sinh ra insulin bình thường nhưng cơ thể lại kháng insulin. Insulin sinh ra sẽ không kích thích được đường xâm nhập vào tế bào. Hậu quả là tết bào thiếu năng lượng trong khi glucose máu lại tăng cao.

Trước kia, người ta gọi đái tháo đường tuýp 2 là “bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin”. Nhưng hiện nay, cách gọi đó không còn đúng. Vì theo cơ chế điều hòa của cơ thể, khi tế bào sử dụng rất kém insulin thì tuyến tụy sẽ tăng hoạt động làm tăng tiết insulin. Đến một lúc nào đó, tế bào beta đảo tụy sẽ bị suy giảm chức năng giảm tiết insulin. Do vậy những người mắc tiểu đường tuýp 2  cũng phải cung cấp insulin ngoại sinh.

2.  Nguyên nhân tiểu đường loại 2

2.1 Nguyên nhân đái tháo đường tuýp 2

Hai nguyên nhân chính của bệnh đái tháo đường tuýp 2 là yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. 

Di truyền là một trong những nguyên nhân gây tiểu đường tuýp 2

Yếu tố di truyền có thể hiểu là nếu trong gia đình bạn có người mắc đái đường thì khả năng bạn bị bệnh sẽ cao hơn người bình thường. Do vậy nguyên nhân này không thể thay đổi được.

Yếu tố môi trường như: giảm vận động; chế độ ăn giàu tinh bột, giảm chất xơ, thừa năng lượng; thực phẩm bẩn; stress đều là những yếu tố dễ gây bệnh.

2.2 Những người nguy cơ tiểu đường loại 2

Những người có một trong những yếu tố sau đây rất dễ mắc tiểu đường tuýp 2:

  • Béo phì: vòng eo lớn, BMI>23
  • Huyết áp cao
  • Trên 45 tuổi
  • Gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2
  • Rối loạn lipid máu
  • Phụ nữ mang thai có tiền sử: đái tháo đường thai kỳ, sinh con to trên 3,6 kg, sảy thai nhiều lần.
  • Ít vận động
Người có vòng eo lớn hoặc béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn người thường

Xem thêm

MPsuno lọ 60 viên – Hạ đường huyết, phòng biến chứng tiểu đường

Advanced glucose support – Ổn định tiểu đường tăng cường sức khỏe

Bánh quy Gullon Maria – dành cho người tiểu đường, ăn kiêng

3. Chẩn đoán bệnh tiểu đường loại 2

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường của tổ chức y tế thế giới năm 1999 (WHO), một người mắc đái tháo đường nếu thỏa mãn một trong 3 tiêu chí sau:

  • Mức glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l (≥ 126 mg/dl).
  • Mức glucose máu ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau được uống glucose. 
  • Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200 mg/dl).

4 Tiểu đường tuýp 2 nên uống thuốc gì?

Mục đích điều trị của đái tháo đường tuýp 2 là duy trì được nồng độ glucose ở mức sinh lý. Kiểm soát để không bị hạ đường huyết lúc đói và tăng cao quá sau khi ăn.  Ngoài ra, phải giảm cân đối với những người béo phì, vòng bụng quá lớn.

Nhìn chung thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 được chia làm hai nhóm chính là: Nhóm thuốc hạ glucose đường uống nhóm insulin.

Nhóm thuốc hạ glucose đường uống:

  • Metformin (Dimethylbiguanide): Được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Đây là thuốc ức chế sản xuất glucose ở gan, tăng tính nhạy cảm của insulin với tế bào. Do đó sử dụng metformin có tác dụng hạ đường huyết. Thuốc được ưu tiên sử dụng ở bệnh nhân tiểu đường có béo phì vì nó còn có tác dụng làm giảm lipid máu.
  • sulphonylurea: kích thích tuyến tụy sản xuất insulin qua đó làm giảm đường huyết. Nhưng thuốc này phải thận trọng khi dùng cho người già và người bệnh gan, thận.
  • Thuốc ức chế alpha -glucosidase: Đây là loại thuốc làm chậm hấp thu đường đơn từ bữa ăn. Do vậy, lượng đường huyết sẽ được hạ thấp sau ăn.
  • Meglitinide/Repaglinide là thuốc kích thích bài tiết insulin sau ăn.
  • Thiazolidinedione (glitazone) tăng nhạy cảm của tế bào với insulin nên tăng vận chuyển glucose từ máu vào tế bào. Hơn nữa, thiazolidinedione còn làm giảm sản xuất glucose ở gan nhờ vậy mà lượng đường huyết giảm.
  • Gliptin là nhóm thuốc kích thích bài tiết insulin sau bữa ăn. Thuốc này làm giảm insulin lúc no.

Nhóm insulin:

Những người tiểu đường tuýp 2 không phải phụ thuộc insulin từ bên ngoài như ở tuýp 1. Nhưng sau một thời gian, một số bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 giảm sút khả năng sản xuất insulin. Đây là cơ sở để bổ sung insulin ngoại sinh cho cơ thể ở người đái tháo đường tuýp 2. Chế phẩm insulin được chia làm các nhóm tác dụng nhanh, chậm, trung bình khác nhau. Vì vậy cần hiểu biết rõ khoảng thời gian tác dụng của từng thuốc trước khi sử dụng.

Ngoài ra hiện nay trên thị trường hiện nay có sản phẩm giúp kiểm soát đường huyết từ tự nhiên như Glu Metaherb. Glu Metaherb bao có thành phần chính bao gồm: Dây thìa canh, Cam thảo đất, Neem Ấn Độ, Tỏi đen, Hoài sơn giúp kiểm soát tốt glucose máu và giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường.

Dây thìa canh với thành phần gồm nhiều tổ hợp acid gymnemic là saponin nhóm triterpenoid được chứng minh có tác dụng hạ đường huyết. Khác với những loại thuốc trên, dây thìa canh làm hạ đường huyết dựa vào nhiều cơ chế khác nhau như: ức chế hấp thu glucose ở ruột, tăng sử dụng glucose ở mô cơ, ức chế tân tạo glucose ở gan, tăng tiết insulin, tăng hoạt tính insulin. Những hiệu quả trên đã được PGS.TS Trần Văn Ơn, giảng viên trường ĐH Dược Hà Nội nghiên cứu và công bố. 

Tuy nhiên, sản Glu Metaherb không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể cân nhắc sử dụng sản phẩm này kết hợp trong liệu trình điều trị bệnh.

Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 (Cục y tế dự phòng)

923 lượt đọc

Notice: Undefined index: fb_enable in /home/mypharma/public_html/wp-content/themes/gloria/templates/comments.php on line 15

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *