13 ca tử vong vì Covid-19: 69% suy thận, 38% tiểu đường đã có biến chứng

Nhiều người lo lắng khi trong 2 đợt dịch trước Việt Nam chưa có ca tử vong nào, trong khi đợt thứ 3 mới bùng phát 2 tuần này đã khiến 13 ca tử vong và thêm gần 400 ca nhiễm.

Tuy nhiên, trước thông tin dư luận hoang mang về độc tính tăng mạnh của chủng virus Sar-Cov-2 mới, các chuyên gia đã lý giải nguyên nhân số lượng ca tử vong cao bất thường vì “không may”, đợt dịch lần này ở Đà Nẵng rơi vào 3 nhóm bệnh nhân rất nguy hiểm gồm: Bệnh nhân tiểu đường đã biến chứng, suy thận mạn, chạy thận nhiều năm; bệnh nhân ở khoa ung bướu.

Thống kê nguyên nhân của 13 ca tử vong vì nhiễm Covid-19 tại Việt Nam

Đây là nhóm bệnh nhân mắc nhiều bệnh lý nền, sức đề kháng suy giảm, bị nhiễm SARS-CoV-2 chỉ như “giọt nước tràn ly”, chứ không phản ánh sức khỏe cộng đồng hay độc lực của virus.

Kết quả giải trình tự gen cho thấy đây là chủng mới xâm nhập vào Việt Nam, có đột biến làm tăng khả năng cảm nhiễm, dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm cao, rơi vào khoảng 5-6, trong khi đó lần trước chỉ khoảng 1,8-2,2, nhiều ca trong cộng đồng nhưng chưa phát hiện được nguồn lây. Đặc biệt lần này tỷ lệ F1, F2 bị nhiễm cũng nhiều.

Theo thống kê của MyPharma, trong số 13 bệnh nhân tử vong có 69% bệnh nhân có sẵn bệnh nền là SUY THẬN mạn, chạy thận nhân tạo, trong đó nhiều trường hợp là từ biến chứng tiểu đường, 38% bệnh nhân bị TIỂU ĐƯỜNG typ 2, 46% SUY TIM, TĂNG HUYẾT ÁP

Thống kê tỷ lệ các bệnh nền trong các trường hợp tử vong vì Covid-19 tại Việt Nam

Các bệnh lý nền như TIỂU ĐƯỜNG, HUYẾT ÁP, UNG THƯ sẽ rất nguy hiểm khi bị nhiễm Covid19, khả năng biến chứng nặng rất cao do khó khăn trong việc kiểm soát các bệnh lý nền. Kết quả này cũng tương đồng với nhiều nghiên cứu trên thế giới.

? Một nghiên cứu hồi cứu, đa trung tâm tại tỉnh Hubei, Trung Quốc trên 7.337 BN COVID-19 với 952 BN có tiền sử ĐTĐ type 2 đã chỉ ra ảnh hưởng của việc kiểm soát đường huyết với yêu cầu can thiệp y khoa và tỷ lệ sống sót ở nhóm đối tượng này.

? Kết quả cho thấy những BN tiểu đường kiểm soát tốt đường huyết trong khoảng từ 3.9 đến 8 mmol/L có tỷ lệ sống sót cao, lên tới 98.9% so với tỷ lệ tử vong 11% ở nhóm BN kiểm soát đường huyết kém ở mức > 8 mmol/L.

? Vì thế các BN tiểu đường đừng chủ quan hay chấp nhận bệnh tật, chỉ điều trị ở mức “không còn nguy hiểm” tức là dưới 9 mmol/L là hài lòng, thay vì phải đưa ra mục tiêu đưa đường huyết về ngưỡng an toàn theo khuyến cáo của bộ y tế là 5,4 – 6,4 mmol/L.

? Một số lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp trong đợt dịch Covid -19

? Hạn chế đến bệnh viện, nên lấy thuốc 2-3 tháng 1 lần để giảm nguy cơ lây nhiễm, chỉ tái khám khi đường huyết tăng quá cao.

? Kiểm tra đường huyết hàng ngày hoặc hàng tuần bằng máy đo tại nhà, đảm bảo trong khoảng 5,4 – 6,4 mmol/L. Không để đường huyết tăng quá cao, nhưng cũng không nên lo lắng quá, nhịn ăn, cố tập quá sức để bị tụt đường huyết đột ngột thì còn nguy hiểm hơn (Tăng đường huyết tới 20 mmol/L cũng chưa nguy hiểm tính mạng, nhưng chỉ cần tụt đường huyết dưới 3 mmol/L là có thể hôn mệ, nếu không xử lý kịp thời có thể tử vong sau 30 phút).
? Kết hợp thêm với các loại thảo dược như MPsuno Nano Dây thìa canh để tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết và giảm tác dụng phụ của các thuốc tây
? Ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ đúng giờ, không hút thuốc lá, rượu bia

? Không nên đi bộ, mà tập thể dục tại nhà 30 phút mỗi ngày
? Không tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay sát khuẩn thường xuyên

Chia sẻ thông tin, cùng nhau vượt qua đại dịch để không ai phải nằm xuống.

917 lượt đọc

Notice: Undefined index: fb_enable in /home/mypharma/public_html/wp-content/themes/gloria/templates/comments.php on line 15

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *