Tăng đột biến số trẻ dậy thì sớm khiến “cháy” cả thuốc điều trị, do đâu?

Trước đây, mỗi tháng chỉ có thêm khoảng 5 ca dậy thì sớm có chỉ định điều trị thì trong 10 tháng đầu năm 2019 bệnh viện tiếp nhận tới 10 ca/tháng – gấp đôi số lượng trước đó, có nhiều bé 7 tuổi đã dậy thì!

Bác sĩ Võ Quốc Bảo – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 2 – cho biết do nhu cầu khám và điều trị dậy thì sớm tăng đột biến nên hiện nay có tình trạng hết thuốc Triptorelin cả diện BHYT lẫn diện điều trị theo yêu cầu. 

Nguyên nhân của dậy thì sớm ở trẻ?

Trước tiên, các bạn cần biết rằng dậy thì sớm là tuổi dậy thì bắt đầu trước 8 tuổi (đối với bé gái) và trước 9 tuổi (đối với bé trai).

Phân loại dậy thì sớm người ta chia làm hai loại là dậy thì sớm trung ương và ngoại vi. Trong đó dậy thì sớm trung ương chiếm đa phần các ca gặp phải. Đặc điểm và nguyên nhân cho từng loại như sau:

? Dậy thì sớm trung ương: do nồng độ hormone GnRH tăng cao từ sự hoạt động quá sớm của trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục. 
Những bệnh chứng sau có thể là nguyên nhân: khối u trong não hoặc tuỷ sống, viêm não hay viêm màng não; bức xạ vào não hay cột sống; tắc nghẽn gây thiếu máu cục bộ não, suy giáp và các bệnh lý bẩm sinh của hệ thần kinh trung ương (não úng thuỷ, loạn sản vách-thị, harmatome…); …

? Dậy thì sớm ngoại vi: do các hormon sinh dục tăng cao.Nguyên nhân do bệnh lý tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn) hay thượng thận, sự bài tiết lạc chỗ các hormon hướng sinh dục, nguồn hormon ngoại sinh quá mức. Cả bé gái và bé trai bị dậy thì sớm ngoại vi có thể do: khối u ở tuyến thượng thận hoặc trong tuyến yên tiết ra estrogen hoặc là testosteron; tiếp xúc với các nguồn bên ngoài của estrogen hay testosteron, chẳng hạn như các loại kem hoặc thuốc mỡ..

Như vậy, các bệnh lý và các tác động khác vào cơ thể trẻ khiến các hormone sinh dục hoặc trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục thay đổi, kết quả là “đánh lừa” cơ thể trẻ và khiến trẻ thể hiện ra những biểu hiện của dậy thì trong độ tuổi rất sớm.

Nhưng đâu là nguyên nhân khiến số ca dậy thì sớm ở trẻ tăng gấp đôi như hiện nay?

Để lý giải cho sự tăng vọt về số lượng các ca dậy thì sớm hiện nay thì nguyên nhân đến từ các tác động tới cơ thể trẻ làm thay đổi hormone của trẻ chứ không phải từ từ vấn đề bệnh lý.
Nền kinh tế xã hội phát triển như vũ bão đang khiến không chỉ động vật mà con người cũng gần hơn tới hướng sinh hoạt “công nghiệp”. Thực đơn ăn uống, sinh hoạt, tác các động về tâm lý – thần kinh, hóa chất độc hại từ môi trường… 

Dưới đây là các tác nhân đã được chứng minh có mối liên quan tới dậy thì sớm các cha mẹ có thể lưu ý để bảo vệ cho con yêu của mình:

? Béo phì và thừa cân: Dư thừa mỡ hoặc mô mỡ trong cơ thể làm thay đổi hàm lượng estrogen, insulin và leptin – điều này làm tăng nguy cơ dậy thì sớm. Cách tốt nhất để tránh béo phì là khuyến khích trẻ tăng cường các hoạt động ngoài trời ít nhất 3 lần mỗi tuần, 35 phút/lần.

Béo phì và thừa cân là một trong các yếu tố nguy cơ gây dậy thì sớm

? BPA – một hóa chất được tìm thấy trong hộp nhựa, màng bọc thực phẩm, chất hàn răng, chai đựng nước và đồ chứa thực phẩm khác được chứng mình là nguyên nhân chính gây dậy thì ở bé gái.

? Các văn hóa phẩm, nội dung truyền thông cũng đóng vai trò là một trong các nguyên nhân. Việc tiếp xúc với nội dung bạo lực hoặc nhạy cảm tác động tới tâm lý và não bộ của trẻ, từ đó ảnh hưởng tới việc bài tiết hormone gây dậy thì sớm.

? Cần đặc biệt lưu ý tới thực phẩm có nguồn gốc động vật (bao gồm cả sữa tươi)

Trong quá trình chăn nuôi, động vật phải tiếp nhận thức ăn tăng trọng, phải tiêm kháng sinh và nhiều loại thuốc khác… . Quy trình nấu nướng thông thường khó lòng loại bỏ các chất trên, khiến cơ thể con người hấp thu bị động qua ăn uống. Sau một thời gian tích tụ chúng thể hiện qua các tính trạng bên ngoài và dậy thì sớm ở trẻ là một trong số đó.

Các loại thực phẩm cần hạn chế bao gồm:

– Chất béo động vật, các loại đồ ăn sẵn, thực phẩm chiên rán

– Thịt đỏ, đặc biệt nên chú trọng nguồn gốc thịt. Ví dụ như có phải từ lợn bệnh hay không…

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy thịt đỏ không có lợi cho sức khỏe con người

– Nội tạng động vật

– Thịt cổ gia cầm: đây là vị trí tích tụ nhiều thuốc tăng trọng

– Sữa đậu nành: các sản phẩm từ đậu nành có chứa isoflavone giống estrogen, điều này có thể dẫn đến dậy thì sớm ở trẻ.

– Sữa động vật (các loại sữa bò, dê ở dạng bột hay sữa tươi,..): mặc dù là đồ uống dinh dưỡng được khuyên dùng rộng rãi nhưng như phân tích về nguồn thực phẩm ở trên, sữa động vật cũng có thể trở thành yếu tố nguy cơ khiến cho trẻ bị dậy thì sớm. Bố mẹ bên cạnh việc lựa chọn những loại sữa có cam kết nguồn sạch thì có thể thay thế bằng các sữa hạt.

Trên đây là các lưu ý để phòng tránh tình trạng dậy thì sớm hiện nay ở trẻ, nếu thấy con có các biểu hiện dậy thì sớm so với các bạn cùng trang lứa, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán cụ thể và tiến hành điều trị sớm nếu cần. 

Đừng quên bạn có thể liên hệ để nhận tư vấn miễn phí từ các Thạc sĩ, Dược sĩ gia đình MyPharma theo địa chỉ:
– Hotline: 094.294.6633
– Đặt câu hỏi online cho MyPharma tại: m.me/mypharmavn
– Hoặc đến trực tiếp địa chỉ: 436 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội


919 lượt đọc

Notice: Undefined index: fb_enable in /home/mypharma/public_html/wp-content/themes/gloria/templates/comments.php on line 15

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *