Top 5 bệnh thường gặp ở trẻ lúc giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, như hè – thu hoặc thu – đông, với đặc trưng độ ẩm không khí tăng cao hoặc giảm quá thấp, thời tiết có những biến đổi bất thường. Đặc biệt là sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm dễ khiến trẻ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, bệnh ngoài da.

Có 2 lý do chính bé thường dễ mắc bệnh vào thời điểm giao mùa

  • Đặc tính các tác nhân gây bệnh chủ yếu phù hợp và phát triển vào thời điểm giao mùa.
  • Sinh hoạt của em bé thay đổi,  hệ miễn dịch của trẻ suy giảm.
  1. Viêm đường hô hấp trên

Đường hô hấp trên được tính từ mũi đến thanh quản bao gồm mũi, họng và thanh quản. Viêm đường hô hấp trên là viêm niêm mạc đường hô hấp trên. Viêm đường hô hấp trên không nguy hiểm, tuy nhiên các triệu chứng nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới biến chứng viêm phổi. 

Nguyên nhân chính: Vi rus, Vi khuẩn và có thể do nấm.

Yếu tố thuận lợi: 

  • Khí hậu, ô nhiễm môi trường, các bệnh làm giảm sức đề kháng của trẻ, dinh dưỡng.
  • Viêm đường hô hấp trên dễ gặp ở trẻ, dễ điều trị nhưng lại hay tái phát. 

Triệu chứng:

  • Ở trẻ sơ sinh triệu chứng chủ yếu: ho, sốt nhẹ, khò khè, quấy khóc, bỏ bú.. 
  • Ở trẻ lớn: thường gặp nghẹt mũi, sổ mũi, ho, đau họng, khàn tiếng, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, cũng có thể kèm theo các triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, các cơn ho cũng có nhiều dạng như ho khan kéo dài, ho từng cơn..

Phòng tránh:

  • Trước tiên trẻ thở khò khè và tiếng ran của phổi nó cũng giống nhau. Đầu tiên phải làm sạch mũi để xem khò khè ở mũi hay ở phế quản. Nhưng quan trọng nhất là phụ huynh phải tập đếm nhịp thở của bé.  –
  • Nếu trẻ ho, sốt và kèm theo ít nhất một trong các dấu hiệu sau thì cần đưa tới bác sĩ để theo dõi và kịp thời xử lý khi cần, tránh biến chứng viêm phổi nặng.
  • Thở nhanh: 

< 2 tháng tuổi                 ≥ 60 lần/phút

2 – ≤ 12 tháng tuổi          ≥ 50 lần/phút

1-5 tuổi                           ≥ 40 lần/phút

> 5 tuổi                           ≥ 30 lần/phút

  • Rút lõm lồng ngực (bình thường khi hít vào lồng ngực nâng lên, nhưng khi bé viêm phổi nặng thì hít vào ngực lõm xuống). 
  • Nghe phổi có tiếng bất thường
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ cho trẻ bằng xà phòng. 
  • Giữ ấm cơ thể cho trẻ và hạn chế đưa trẻ đến chỗ đông người. 
  • Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường. 
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. 
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. 
  • Không nên cho trẻ đi bơi ở những bể bơi công cộng hoặc những khu vui chơi giải trí dưới nước.
Viêm đường hô hấp trên
  1. Tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ được biểu hiện bằng:

  • Ở bé dưới 1 tháng tuổi thường có thể đi ngoài 4 – 10 lần/ngày.
  • Ở bé từ 1 – 3 tháng tuổi thường đi ngoài trên 2 lần/ngày.
  • Tuy nhiên, số lần đi ngoài còn tùy theo từng bé, có bé đi ngoài ngay sau bữa ăn, có bé 2 ngày đi ngoài 1 lần, có bé 1 tuần mới đi ngoài 1 lần. Nhưng với những bé dưới 2 tuổi thường đi phần mềm, đóng khuôn.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là khi trẻ nhũ nhi có số lần đi ngoài nhiều gấp 2 lần bình thường, còn với trẻ lớn hơn là đi ngoài trên 3 lần/ngày và phân lỏng hoặc toàn nước.

Phân loại:

  • Tiêu chảy cấp.
  • Tiêu chảy kéo dài: khi tình trạng tiêu chảy kéo dài từ 14 ngày trở lên.
  • Tiêu chảy xâm lấn có nhầy máu.

Phòng tránh:

  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em gây ra tình trạng mất nước mất điện giải, do đó việc điều trị cần phải phối hợp bù nước, bù điện giải với việc điều trị nguyên nhân gây bệnh. 
  • Với những trường hợp bệnh nhẹ, sau khi thăm khám, bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho trẻ điều trị và theo dõi tại nhà.
  • Bù nước, bù điện giải: Khi trẻ bị tiêu chảy sẽ gây mất nước, mất điện giải, do đó cách điều trị hiệu quả, thường được sử dụng đó là cho trẻ uống Oresol. Các bậc phụ huynh lưu ý cách pha Oresol đúng dưới đây.

Cách pha Oresol:

  • Oresol dùng để điều trị tình trạng mất nước, điện giải do bệnh tiêu chảy gây ra, chứ không phải là thuốc điều trị tiêu chảy.
  • Cách pha Oresol: cần pha đúng theo chỉ dẫn trên bao bì sản phẩm, chỉ pha với nước đã đun sôi, không pha với các loại nước khác. Lưu ý cần phải pha đúng tỷ lệ, tuyệt đối không được pha ít nước hơn so với hướng dẫn.
  • Cách cho trẻ uống: cho trẻ uống chậm, uống thay nước, thường uống từ 50 – 100ml (tương đương khoảng 10 – 20 muỗng cà phê) sau mỗi lần trẻ tiêu chảy.
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể thay Oresol bằng nước dừa, nước cơm, nước súp
  • Nếu trẻ từ chối uống hoặc bị ói ngay sau khi uống thì cần phải theo dõi sát tình trạng mất nước của trẻ.

Sử dụng thuốc

  • Thuốc kháng sinh: Do bệnh tiêu chảy ở trẻ em chủ yếu do virus gây ra, nên không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Bởi thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn mà không có tác dụng tiêu diệt virus, nên không có tác dụng trong điều trị tiêu chảy trẻ em do virus gây ra.
  • Thuốc kháng tiêu chảy: không cần thiết sử dụng thuốc kháng tiêu chảy, vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Ngoài ra khi sử dụng thuốc cầm tiêu chảy sẽ che mất các triệu chứng, từ đó làm chậm trễ việc điều trị, khiến cho bệnh kéo dài, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ.
  • Men vi sinh Probiotics: có thể làm giảm tiêu chảy xấp xỉ 01 ngày.
  • Kẽm: không cần thiết sử dụng kẽm với những trẻ đủ dinh dưỡng và không có nguy cơ bị thiếu kẽm. Chỉ cần thiết đối với những trẻ có nguy cơ bị thiếu kẽm như là trẻ bị giảm cân nặng, trẻ đang trong đợt tiêu chảy cấp. Ngoài ra kẽm còn có tác dụng làm giảm tái phát đợt tiêu chảy tiếp theo trong nhiều tháng sau đó.
  1. Cảm cúm

Đây là một trong những bệnh bé dễ bị mắc phải nhất khi thời tiết chuyển sang lạnh. Cảm cúm là một loại bệnh do vi-rút gây ra rất dễ lây qua đường hô hấp, trẻ em là lứa tuổi có tỷ lệ dễ bị nhiễm cảm cúm nhất. 

Triệu chứng:

  • Thường thấy khi bé bị cảm cúm là sốt cao đột ngột, hắt hơi sổ mũi, ngạt mũi,đau họng, ho và chán ăn, trẻ em quấy khóc, đau nhức mình mẩy

Phòng tránh:

– Cần giữ ấm cho trẻ khi thời tiết thay đổi (đặc biệt là các trẻ mới sinh), nhất là các vị trí quan trọng như bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.

– Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, nhất là với những người có biểu hiện bị cúm.

Cho trẻ uống nước ấm, tránh ăn những thức ăn lấy trực tiếp ra từ tủ lạnh, kem, đá.

– Tăng cường dinh dưỡng và vitamin C, cho trẻ uống nước đầy đủ để giúp trẻ có sức đề kháng. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể tiêm phòng cúm cho bé mỗi năm một lần.

Cảm cúm thường gặp ở trẻ em
  1. Chàm sữa

Chàm sữa hay còn có tên gọi là lác sữa, viêm da cơ địa, eczema .Là tình trạng viêm da mạn tính không lây lan. 

Nguyên nhân gây chàm sữa có thể do cơ địa của bé dễ dị ứng hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, mề đay…; bé bị dị ứng từ nguồn thức ăn của mẹ, có thể phân nhỏ thành các nguyên nhân chủ yếu sau:

Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có bố mẹ hoặc người thân từng có tiền sử bị các bệnh về da như chàm, mề đay, hắc lào…thì tỷ lệ bé bị mắc bệnh cũng sẽ cao hơn so với các trẻ bình thường khác.

Do bệnh lý: Bệnh chàm thường xuất hiện ở trẻ có rối loạn chức năng bài tiết, tiêu hóa.

Môi trường khí hậu: Do trẻ ở trong môi trường không tốt, không khí bị ô nhiễm như: khói xe, khói thuốc

Thói quen ăn uống: Đôi khi vết chàm xuất hiện do cơ thể bé dị ứng với một số thành phần trong sữa mẹ hoặc một số loại thức ăn như: Sữa bò, hải sản, ăn nhiều trứng trong tuần.

Thay đổi quá trình chuyển hóa: Sự thay đổi đột ngột quá trình chuyển hóa tự nhiên diễn ra trong cơ thể đứa trẻ tạo ra các chất bất thường được xem yếu tố dị nguyên làm kích hoạt hệ thống miễn dịch của trẻ, gây ra phản ứng miễn dịch đặc hiệu được đặc trưng bởi bệnh chàm.

Yếu tố khác: Dị ứng với hóa chất gây kích ứng da: bột giặt, xà bông, nước hoa, thuốc nhuộm…

Phòng tránh

Thực hiện chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đủ chất cho trẻ nhằm tăng cường sức khỏe và để bé phát triển toàn diện, theo đó mẹ nên:

  • Cho bé bú nhiều lần để cung cấp đủ dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống lại bệnh tật cho bé.
  • Trong thời gian này, mẹ nên tăng cường ăn nhiều cá biển bổ sung ARA( chống lại tác nhân gây dị ứng).
  • Hạn chế ăn nội tạng, mỡ động vật, đồ ăn cay nóng, tôm, cua.

Lưu ý: Mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm khi đủ 6 tháng tuổi. Nên phong phú bữa ăn cho bé, khi chế biến thức ăn mẹ nên nấu nhừ giúp trẻ dễ ăn và hấp thu tốt hơn. Hạn chế sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa bò, các hạt khô.

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

  • Thường xuyên cho trẻ tắm rửa vệ sinh hằng ngày.
  • Nên sử dụng nước ấm, không dùng sữa tắm hoặc hóa chất có tính tẩy rửa cao gây khô da 
  • Không nên tắm bằng các loại lá vì chúng chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn làm các triệu chứng bệnh thêm trầm trọng.
  • Khi tắm, mẹ không được cào, gãi, chà xát mạnh tay mà phải thực hiện nhẹ nhàng tránh gây rách da, đau đớn cho bé.
  • Sau khi tắm xong, dùng khăn bông mềm mại để lau khô cho trẻ.
  • Cắt móng tay, móng chân tránh trường hợp trẻ gãi vào gây xây xước nhiễm trùng.

 Lựa chọn áo quần: Nên lựa chọn bộ áo quần rộng rãi, thoải mái, có khả năng thấm hút mồ hôi nhanh chóng, tốt nhất là vải cotton, tránh chất liệu thô, cứng gây cọ xát, xây xước cho trẻ. Áo quần nên giặt giũ thường xuyên, phơi dưới ánh sáng mặt trời để tránh vi khuẩn trú ngụ.

Đảm bảo môi trường xung quanh bé phải sạch sẽ

  • Mẹ nên dọn dẹp phòng ốc thường xuyên, hạn chế mức tối đa bụi bẩn từ thảm, sàn nhà xâm nhập vào cơ thể bé làm mức độ bệnh thêm trầm trọng.
  • Thay ga trải giường, giặt giũ chăn gối đều đặn, hằng tuần nên hút bụi khắp mọi nơi trong nhà để tiêu diệt mạt nhà.
  • Không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế tiếp xúc với lông của chúng – tác nhân gây chàm sữa ở trẻ.
  • Luôn đảm bảo phòng bé thoáng mát, thông gió, giữ nhiệt độ trong phòng ở mức hằng định, không quá nóng cũng không quá lạnh, nên làm ẩm phòng ngủ bằng máy phun sương (nếu có).
Chàm sữa
  1. Nổi mề đay, mẩn ngứa

Mề đay mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là hiện tượng xảy ra phổ biến, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của con trẻ như mẩn ngứa, bội nhiễm, quấy khóc, bỏ bú, nhiễm trùng… Trong số các trường hợp nổi mề đay ở trẻ em, có tới 15% số trẻ dưới 10 tuổi. 

Triệu chứng:

Làn da bé xuất hiện các nốt mẩn ngứa, sẩn phù nổi rõ trên bề mặt da. Đồng thời tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, đỏ nóng khiến các bé quấy khóc, gãi không kiểm soát.

Các dấu hiệu bệnh có thể khởi phát ở cả trẻ sơ sinh và trẻ trên 10 tuổi đồng thời để lại nguy cơ biến chứng cao. Dựa theo thời gian khởi phát, nổi mề đay ở trẻ em có thể được chia thành những loại sau:

Phân loại:

  • Mề đay mạn tính: Nếu không kiểm soát tốt, mề đay cấp tính hoàn toàn dễ dàng tiến triển sang dạng mãn tính trong thời gian ngắn. Giai đoạn này sẽ kéo theo những hậu quả khôn lường cho sức khỏe người bệnh, kèm theo thời gian ủ bệnh và tái phát dài lên tới nhiều tháng thậm chí nhiều năm.
  • Mề đay cấp tính: Bệnh khởi phát đột ngột, có thể diễn biến theo từng đợt không đều nhau. Tuy nhiên các triệu chứng sần phù lưu lại trên da chỉ trong thời gian ngắn, thường dưới 6 tuần và không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe và việc vui chơi, học tập của trẻ.

Phòng tránh

Xử trí

  • Quan trọng là xác định và loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, tránh tiếp xúc lại với các yếu tố này.
  • Điều trị bệnh phụ thuộc vào loại mày đay, mức độ trầm trọng và thời gian kéo dài của bệnh.
  • Trường hợp nhẹ dùng kháng Histamin H1 như: Loratadin 10mg/ngày, Cetirizin 10mg/ngày…
  • Trường hợp nặng: phối hợp kháng Histamin H1 và Corticoid

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ mề đay tại nhà

  • Dừng tất cả các loại thuốc, thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng.
  • Có thể chườm lạnh, tắm lạnh, tránh tắm nóng (không áp dụng cho 2 trường hợp bị mày đay do nóng, lạnh).
  • Tránh các hoạt động nặng, gây mồ hôi.
  • Hạn chế gãi, chà xát mạnh trên da.
  • Chế độ ăn uống hợp lý để chống táo bón.
  • Mặc quần áo cotton nhẹ, vừa với cơ thể.
  • Cố gắng nghỉ ngơi, giảm stress.
  • Những loại thực phẩm, gia vị có tính kích thích dị ứng, ngứa da cũng cần phải bỏ như rượu bia, nước ngọt, gia vị, ớt…
  • Không chọn ăn những món ướp nhiều gia vị, thức ăn đông lạnh, thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn vì chúng thường chứa nhiều chất phụ gia.

Để được các Dược sĩ gia đình Mypharma tư vấn chi tiết, xin liên hệ tổng đài hotline 094.294.6633 hoặc tư vấn online qua:

  • Fanpage: m.me/mypharmavn
  • Zalo: 094.294.6633
  • Địa chỉ: Số 436 – Minh Khai – Hai Bà Trưng – TP Hà Nội
Hình ảnh này chưa có thuộc tính alt; tên tệp của nó là Nano-dây-thìa-canh-MPSUNO-banner-1000px.jpg

Notice: Undefined index: fb_enable in /home/mypharma/public_html/wp-content/themes/gloria/templates/comments.php on line 15

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *