Thực hư việc ăn mặn có bị tiểu đường và SỰ THẬT?

Ăn mặn làm tăng nguy cơ tim mạch và huyết áp cho bệnh nhân tiểu đường. Vậy thực hư chuyện ăn mặn có bị tiểu đường như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Dược sĩ gia đình MyPharma sẽ giúp độc giả hiểu rõ vấn đề này. 

1. Muối, gia vị không thể thiếu đối với cơ thể.

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày đến từ muối và các gia vị trong quá trình chế biến, và trong bữa ăn. 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn; và 7% từ trong thực phẩm tự nhiên. Muối là gia vị không thể thiếu trong bữa ăn. Không chỉ vậy, muối đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước trong và ngoài tế bào, trong lòng mạch máu, có chức năng duy trì áp lực thẩm thấu, điều hoà thể tích máu và huyết áp.

Thực hư việc ăn mặn bị tiểu đường và SỰ THẬT?
Muối, gia vị không thể thiếu hằng ngày

2. Tác hại khi nạp quá nhiều muối đối với cơ thể

2.1. Ăn mặn thường xuyên gây tăng huyết áp 

Ăn mặn thường xuyên gây ra tăng huyết áp, có thể dẫn tới đau tim, và đột quỵ. Bởi lượng natri trong muối tác động đến quy trình cân bằng dịch trong cơ thể. Khi dư thừa, Ion Natri sẽ chuyển vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn đến tăng huyết áp. Lượng máu tăng trong lòng mạch, tim phải hoạt động nhiều hơn, theo thời gian dẫn đến xơ cứng mạch máu, các bệnh về tim, và đột quỵ.

Ăn mặn thường xuyên có nguy cơ tăng huyết áp

2.2 Ăn mặn có bị tiểu đường, đúng hay sai?

Muối không phải nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường, không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nhưng ăn nhiều muối dễ dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hoá, giữ nước, phù, tế bào giảm mẫn cảm với insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đây là một trong những nguyên nhân gây gia tăng tỷ lệ bệnh đái tháo đường hiện nay. Bên cạnh đó, người chớm mắc hoặc mắc tiểu đường nhiều năm, dung nạp quá nhiều muối làm tăng nguy cơ biến chứng của tiểu đường như bệnh tim, thận.

Tiến sĩ Bahareh Rasouli, công tác tại Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển đã làm nghiên cứu về tác động của natri đối với người nguy cơ tiểu đường loại 2. Nghiên cứu đối chứng nhóm mắc tiểu đường trên 35 tuổi với nhóm người khoẻ mạnh. Các nhà nghiên cứu đã thu thập thông tin về chế độ ăn hằng ngày, từ đó tính toán calo, lượng natri mỗi ngày của người tham gia. 

Tiến sĩ Rasouli phát hiện ra mỗi gram natri bổ sung có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 43%. Và, người tiêu thụ muối cao hơn 7,9g/ngày có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường cao hơn 58% so với người nạp dưới 2,4g/ ngày. Như vậy, nghiên cứu này đã chỉ ra ăn mặn bị tiểu đường là hoàn toàn có nguy cơ. 

2.3. Ăn mặn là nguyên nhân gia tăng các bệnh không lây nhiễm.

Ăn quá 5g muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo chỉ nên sử dụng 5g muối/ ngày, đối với người trưởng thành. Tuy vậy, tại Việt Nam mức tiêu thụ muối trung bình là 9,4g/ngày.

Ăn mặn còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp, do giảm nước bọt trong khoang miệng làm các virus dễ xâm nhập và phát triển. Từ đó, cơ thể dễ bị cảm cúm, viêm họng, viêm phế quản.

Muối cũng kích thích niêm mạc dạ dày, dễ nhiễm vi trùng Hp, gây viêm dạ dày và  có nguy cơ mắc ung thư.

Ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân của sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Đặc biệt là yếu tố nguy cơ rất quan trọng đối với tăng huyết áp và đái tháo đường. Tỷ lệ người bị tăng huyết áp chưa được chẩn đoán là gần 57%, đái tháo đường 70%, hơn 86% người bị tăng huyết áp chưa được quản lý bệnh.

Thực hư việc ăn mặn bị tiểu đường và SỰ THẬT?
Ăn mặn là nguyên nhân gia tăng mắc bệnh không lây nhiễm

3. Khuyến cáo hàm lượng muối trong khẩu phần ăn

3.1. Khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một thìa 5g muối chứa khoảng 2.000mg natri, tương đương với lượng muối chỉ nên dùng trong ngày với một người trưởng thành.

Nội mạc mạch máu của bệnh nhân ĐTĐ rất nhạy cảm với muối so với người bình thường. Vì thế nguy cơ tăng huyết áp cao khi sử dụng nhiều muối ngay cả giai đoạn tiền ĐTĐ. Vì thế người bệnh ĐTĐ nên hạn chế muối, tiêu thụ dưới 2.300mg/ngày. Giảm hơn nữa lượng muối ăn vào khoảng 1.500 mg/ngày có thể có lợi cho hạ huyết áp trong một số trường hợp.

 Tổ chức y tế Thế giới khuyến cáo ít hơn 5g muối/ ngày

Tuy nhiên, cần quan tâm cảm giác ngon miệng của bệnh nhân để giảm lượng natri thấp theo khuyến cáo trong một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

3.2. Một số lưu ý giúp bạn giảm lượng muối trong khẩu phần

  • Người quen ăn mặn, cần thời gian và giảm dần gia vị để làm quen vị giác. 
  • Nước chấm nên pha loãng, và chỉ nên chấm một ít.
  • Nên ăn tại gia đình, tự nấu để kiểm soát lượng muối
  • Không nên ăn đồ đóng hộp, đồ chế biến sẵn. Nếu có, phải đọc kỹ thông tin giá trị dinh dưỡng.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo giảm lượng muối ăn hằng ngày để phòng tránh bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường. Phối hợp đi khám, kiểm tra huyết áp và đường huyết trong máu.

Hi vọng, Dược sĩ gia đình MyPharma đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về “Thực hư việc ăn mặn có bị tiểu đường”. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, vì thế ngay từ hôm nay hay thực hiện một lối sống lành mạnh để không mắc phải căn bệnh mạn tính nguy hiểm này. 

Để được Dược sĩ gia đình MyPharma tư vấn về bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.2004 hoặc đặt câu hỏi tại đây.


Notice: Undefined index: fb_enable in /home/mypharma/public_html/wp-content/themes/gloria/templates/comments.php on line 15

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *