Táo bón khi mang thai – Ai mang bầu cũng biết

Táo bón khi mang thai là một vấn đề khá phổ biến, các biểu hiện của nó cũng không rầm rộ nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Do đó, hiểu rõ nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa sẽ giúp ích rất nhiều cho mẹ bầu. Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn.

1. Táo bón thai kỳ – Thời điểm, dấu hiệu và nguyên nhân.

1.1. Thời điểm

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là táo bón. Táo bón thai kỳ có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào: có thể bị táo bón khi mang thai tuần đầu, có thể táo bón khi mang thai 3 tháng đầu, cũng có thể táo bón khi mang thai 3 tháng giữa hoặc táo bón 3 tháng cuối thai kỳ.

Mẹ bầu có thể bị táo bón bất cứ lúc nào

1.2. Dấu hiệu

Dấu hiệu táo bón khi mang thai thể hiện rất rõ, mẹ bầu đi tiêu phân khô cứng, có thể cảm giác buồn mà không đi được, phải dùng dùng sức rặn mạnh, chỉ đi tiêu dưới 3 lần/ tuần và thời gian đi cũng lâu hơn bình thường. Một số trường hợp có táo bón đi ngoài ra máu khi mang thai. Ngoài ra, mẹ bầu cũng hay cảm thấy đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, chán ăn.

1.3. Nguyên nhân

Táo bón thai kỳ thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn có biện pháp xử trí phù hợp để cải thiện tình trạng táo bón cho mẹ bầu. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

  • Gia tăng nội tiết tố Progesterone làm tiêu hóa chậm và kém hơn
  • Mẹ bầu mất nước do nôn nghén, không uống đủ nước
  • Việc bổ sung sắt, canxi, vitamin trong quá trình mang bầu cũng có thể gây ra táo bón
  • Lười vận động do cơ thể nặng nề, chân đau sưng trong thai kỳ
  • Ăn uống quá nhiều nhưng không bổ sung đủ chất xơ, dẫn đến việc tiêu hóa không kịp và gặp nhiều khó khăn. 
  • Căng thẳng: sự căng thẳng, lo lắng trong quá trình mang thai cũng ảnh hưởng nhiều đến quá trình chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. 
  • Thói quen nhịn tiểu, nhịn đi tiêu trong thời gian dài, gây ra tình trạng táo bón
  • Ngoài ra, táo bón có thể gặp phải khi mẹ bầu bị tiểu đường thai kì, nhược giáp hoặc do lạm dụng thuốc nhuận tràng. 

2. Táo bón khi mang thai có nguy hiểm không?

Nhìn chung, táo bón thai kỳ khá phổ biến, nó cũng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nó ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của mẹ, hoặc thậm chí còn tác động đến thai nhi:

  • Tăng cảm giác lo lắng, khó chịu, cáu gắt, căng thẳng: táo bón làm mẹ bầu gặp nhiều vấn đề về tâm lý hơn, hơn nữa cảm giác đau đớn khiến mẹ bầu lo sợ, ám ảnh mỗi lần đi tiêu.
  • Suy dinh dưỡng, giảm đề kháng: Khi táo bón, mẹ bầu thường có cảm giác đầy bụng, buồn nôn, biếng ăn và ăn không ngon. Từ đó dẫn đến tình trạng ăn uống không điều độ, bổ sung thiếu hụt dưỡng chất gây suy dinh dưỡng và giảm đề kháng cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Táo bón không chỉ khiến mẹ mệt mỏi, chóng mặt mà còn ảnh hưởng đến đề kháng thai nhi
  • Phát sinh các bệnh lý nguy hiểm khác: Tình trạng táo bón thai kì kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh lý như trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, viêm đại tràng hay thậm chí là ung thư đại tràng.
  • Tích tụ chất độc trong cơ thể: Táo bón sẽ làm tích tụ các chất độc hại như amoniac, phenol, indol,… Chúng bị hấp thụ ngược lại cơ thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
  • Tăng nguy cơ sảy thai: Khi táo bón, mẹ bầu thường phải dùng sức để cố rặn phân ra ngoài, điều này sẽ gây tác động không nhỏ đến thai nhi, thậm chí có thể sẩy thai hoặc sinh non. 

3. Các biện pháp giúp mẹ bầu cải thiện và phòng ngừa táo bón thai kỳ

3.1. Cân bằng dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau củ, trái cây

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung nhiều rau củ, trái cây sẽ vừa giúp mẹ bầu bổ sung đủ các chất lại vừa tăng cường lượng chất xơ cho cơ thể. Chất xơ này sẽ sẽ giúp tạo khối phân, mềm phân và thải phân dễ dàng hơn, nhờ đó phòng ngừa, cải thiện táo bón.

Bổ sung rau củ quả sẽ cải thiện tốt tình trạng táo bón khi mang thai

3.2. Uống nhiều nước

Lười uống nước gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tiêu hóa không chỉ với mẹ bầu mà với cả người bình thường. Do đó, mẹ bầu cần bổ sung ít nhất 2 – 2,5l mỗi ngày để bù lại lượng nước mất đi, đồng thời cải thiện tiêu hóa để đi ngoài dễ hơn. 

3.3. Bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn (Probiotics và Prebiotics) có ích rất lớn cho hệ tiêu hóa của cơ thể. Khi vào trong cơ thể, lợi khuẩn sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa làm việc khỏe mạnh và hiệu quả hơn. Từ đó, mẹ bầu phòng ngừa mắc phải táo bón.

3.4. Bổ sung canxi, vitamin và sắt hợp lý

Một điều quan trọng mẹ bầu cũng nên lưu ý, trong quá trình mang thai chỉ uống bổ sung canxi, sắt và vitamin theo chỉ định của bác sĩ, với liều lượng khuyến cáo để tránh dư thừa chất, làm tăng gánh nặng tiêu hóa cho đường ruột. Ngoài ra, có thể chia nhỏ nhiều lần bổ sung trong ngày để cơ thể hấp thụ tốt hơn, phòng ngừa táo bón hiệu quả.

3.5. Massage vùng bụng

Massage vùng bụng cũng là một giải pháp tuyệt vời để cải thiện tiêu hóa cho mẹ bầu. Khi gặp phải táo bón, hãy dùng bàn tay nhẹ nhàng massage theo chiều kim đồng hồ và từ trên xuống dưới để kích thích hệ tiêu hóa hoạt động.

Massage bụng thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng táo bón hiệu quả

3.6. Chăm chỉ vận động nhẹ nhàng mỗi ngày

Vận động nhẹ nhàng mỗi ngày giúp mẹ bầu kích thích tiêu hóa, cải thiện táo bón hiệu quả. Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày nên dành cho mình ít nhất 30 phút đến 1 tiếng để tập thể dục, vận động nhẹ nhàng. Có khá nhiều sự lựa chọn dành cho mẹ bầu như: tập yoga, đi bộ, bơi lội,…

3.7. Tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đúng tư thế

Nếu có nhu cầu đi vệ sinh, mẹ bầu không nên nhịn để tránh mắc táo bón, trĩ. Cách tốt nhất là nên tập cho mình thói quen đi vệ sinh trong 1 khung giờ nhất định, không mang điện thoại vào nhà vệ sinh. Ngoài ra, bạn nên chỉnh tư thế ngồi sao cho người nghiêng về phía trước, chống khuỷu tay lên đầu gối để dễ đi tiêu hơn. 

3.8. Cải thiện tinh thần

Tăng thời gian thư giãn, xem những video hài hướng, nghe những ca khúc nhẹ nhàng để cải thiện tinh thần, bớt căng thẳng để tăng cường tiêu hóa tối đa. Nhờ đó phòng ngừa táo bón thai kỳ hiệu quả. 

Giải trí cải thiện tinh thần sẽ giúp mẹ bầu giảm táo bón

Như vậy, dược sĩ gia đình Mypharma đã giúp bạn hiểu rõ hơn về độ nguy hiểm và cách phòng ngừa táo bón khi mang thai, từ đó đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. 

Nếu còn bất cứ băn khoăn nào hay cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ hotline 0962.666.744 để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

344 lượt đọc

Notice: Undefined index: fb_enable in /home/mypharma/public_html/wp-content/themes/gloria/templates/comments.php on line 15

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *