Tất tần tật về Hoàng kỳ bổ khí huyết mà bạn cần phải biết

Hoàng kỳ là vị thuốc quý được sử dụng rộng rãi và lâu đời trong Đông y, nổi bật với công dụng bồi bổ khí huyết. Y học hiện đại cũng đã chứng minh nhiều tác dụng tốt của vị thuốc này đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người băn khoăn không biết Hoàng kỳ bổ khí huyết có tốt không? Trong bài viết này, dược sĩ MyPharma sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

1. Hoàng kỳ là gì?

1.1. Tên khoa học của Hoàng kỳ

Hoàng kỳ trong dân gian còn có tên gọi khác là Khẩu kỳ, Bắc kỳ, Tiễn kỳ hoặc Miên hoàng kỳ. 

Tên khoa học là Astragalus membranaceas (Fisch.) Bge., họ Đậu (Fabaceae).

cây hoàng kỳ
Cây Hoàng kỳ

1.2. Cây Hoàng kỳ mọc ở đâu? Bộ phận sử dụng

Hoàng kỳ là loại cây thân thảo, sống lâu năm, ưa sáng và ưa ẩm, thường được trồng ở những vùng đất cát pha. Phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, tại các tỉnh như Tứ Xuyên, Diên An, Hoa Bắc, Bửu Kê,… Tại Việt Nam, loài thực vật này được nhân giống và trồng ở Sapa, Đà Lạt. Tuy nhiên, số lượng Hoàng kỳ ở nước ta không nhiều và khả năng sinh trưởng kém. 

Bộ phận sử dụng của Hoàng kỳ là phần rễ của cây, có màu nâu đỏ hoặc vàng nâu, đặc điểm rất nhiều thịt và dai. Rễ thường được thu hoạch ở cây 3-7 năm tuổi, vào mùa xuân hoặc mùa thu, sau đó đem rửa sạch, cắt bỏ phần đầu và rễ con. Phần thân rễ còn lại đem phơi hoặc sấy khô, khi đó thu được dược liệu Hoàng kỳ.

dược liệu haongf kỳ
Dược liệu Hoàng kỳ có tác dụng bổ khí rất tốt

1.3. Các dạng bào chế Hoàng kỳ

Vị thuốc Hoàng kỳ thường được bào chế theo hai cách:

  • Sinh kỳ (Hoàng kỳ sống): Sinh kỳ chính là rễ Hoàng kỳ được đem đi ủ cho mềm. Tiếp đó cắt thành miếng mỏng 1 – 2mm rồi đem phơi khô hoặc sấy nhẹ.
  • Chích kỳ (Hoàng kỳ tẩm mật sao): Rễ Hoàng kỳ thái phiến. Rồi đem ủ trong hỗn hợp mật ong hòa cùng nước sôi. Sau đó sao vàng cho đến khi hết dính, để nguội và bảo quản dùng dần. 

1.4. Hoàng kỳ nam là gì?

Nhiều người vẫn lầm tưởng Hoàng kỳ và Hoàng kỳ nam là một. Nhưng thực chất, chúng là hai loại thảo dược khác nhau. Hoàng kỳ nam là phần rễ của cây Vú bò, tên khoa học Ficus heterophyllus L., thuộc họ Dâu tằm (Moraceae). Theo Y học cổ truyền, vị thuốc Hoàng kỳ nam dùng cho các trường hợp khí hư, bạch đới, hư lao, tắc tia sữa và phong thấp.

1.5. Thành phần hóa học trong Hoàng kỳ

Hoàng kỳ chứa thành phần hóa học đa dạng, chia thành 3 nhóm chính: Saponin, isoflavonoid và polysaccharide. Trong đó, nổi bật là các hợp chất: Cholin, acid amin, betaine, glucose, vitamin P, acid folic, methoxyisoflavone, glucuronic acid… 

1.6. Vai trò của Hoàng kỳ trong Đông y

Tính vị, quy kinh

Dược liệu Hoàng kỳ có vị ngọt, tính ấm, quy vào kinh phế và tỳ. 

Công dụng

Trong y học cổ truyền Việt Nam và Trung Quốc, Hoàng kỳ đã được sử dụng từ lâu đời với công dụng bổ khí, lợi tiểu, sinh cơ, bổ thận.

Chủ trị

Dùng để chữa khí hư mệt mỏi, ăn uống kém, tiểu buốt, tiêu chảy lâu ngày, rong huyết, nhọt độc khó vỡ, viêm thận mạn, tiểu đường. 

Hoàng kỳ chữa khí hư mệt mỏi, chán ăn
Hoàng kỳ chữa khí hư mệt mỏi, chán ăn

2. Hoàng kỳ có tác dụng gì? 

Hiện nay, Hoàng kỳ đã được Y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh có nhiều tác dụng hữu ích cho sức khỏe, cụ thể:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Hoạt chất Astragaloside IV trong Hoàng kỳ có công dụng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Polysaccharide giúp làm tăng khả năng thực bào của đại thực bào và bạch cầu đa nhân. Kích thích hoạt tính interleukin-2 và tăng cường hệ  miễn dịch của cơ thể.
  • Chống viêm, kháng khuẩn: Isoflavonoid trong Hoàng kỳ có khả năng chống oxy hóa, kháng viêm, chống thiếu máu cục bộ, hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp mãn tính. Bên cạnh đó, Hoàng kỳ còn chứa Saponin astramembrannin có tác dụng kích thích tổng hợp ADN trong gan, ngăn ngừa sự giảm glycogen. Dược liệu cũng có khả năng kháng khuẩn tốt, đặc biệt là tụ cầu vàng, trực khuẩn, liên cầu khuẩn dung huyết và phế cầu.
  • Hạ áp: Dịch chiết Hoàng kỳ làm giãn mạch tim và mạch thận, nhờ đó làm hạ huyết áp. Đồng thời còn giúp tăng lưu lượng máu qua thận và tăng sự thẩm thấu của huyết tương qua thành mạch. 
  • Tác dụng đối với tim mạch: Dược liệu Hoàng kỳ tăng cường co bóp tim, hỗ trợ điều trị suy tim rõ rệt.
  • Kéo dài tuổi thọ: Nghiên cứu in vitro cho thấy dược liệu Hoàng kỳ làm tăng hoạt động của tế bào. Đồng thời sinh thêm tế bào và duy trì tuổi thọ tế bào, được coi là là loại thuốc hồi dương.
  • Ngoài ra, Hoàng kỳ còn được đánh giá có tác dụng lợi tiểu, bảo vệ gan, bảo vệ tim mạch.
Hoàng kỳ giúp tăng cường hệ miễn dịch
Hoàng kỳ giúp tăng cường hệ miễn dịch

3. Hoàng kỳ giá bao nhiêu? 

Hiện nay, Hoàng kỳ dược liệu được bán trên thị trường với giá khá cao, dao động từ 350.000 – 500.000 VNĐ/kg. Bởi đây là vị thuốc quý, chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc do nước ta vẫn chưa tự cung được nguồn dược liệu Hoàng kỳ. Mức giá Hoàng kỳ những khi khan hiếm có thể lên tới 800.000 VNĐ/kg. 

4. Hoàng kỳ mua ở đâu?

Có rất nhiều địa chỉ bán Hoàng kỳ, tuy nhiên, người mua rất khó để phân biệt thật giả. Do đó dễ phải mua nhầm Hoàng kỳ chất lượng kém. Để mua được Hoàng kỳ chất lượng tốt với giá cả hợp lý, bạn có thể tham khảo tìm mua tại:

  • Thảo dược An Quốc Thái: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
  • Công ty TNHH Nông Sản Dũng Hà: Nhà số A11, Ngõ 100 đường Trung Kính – Quận Cầu Giấy – Hà Nội.
  • Công Ty Cổ Phần Siêu Thị Thảo Dược: Số 320 Đường Chiến Thắng – Hà Đông – Hà Nội.
  • Trung Tâm Dược Liệu Búp xanh: 92/A2 Đường Gò Ô Môi, Khu Phố 2, Phú Thuận, Quận 7, TP Hồ Chí Minh.
Nên tìm mua dược liệu Hoàng kỳ tại các địa chỉ uy tín
Nên tìm mua dược liệu Hoàng kỳ tại các địa chỉ uy tín

5. Hoàng kỳ ngâm rượu 

Hoàng kỳ ngâm rượu có thể ngâm độc vị hoặc kết hợp thêm các vị thuốc khác như Đẳng sâm, Đương quy, Bạch truật, Kỷ tử,… Cách chế biến như sau:

  • Hoàng kỳ ngâm rượu thuốc độc vị: Rễ cây Hoàng kỳ rửa sạch, đem ủ trong nước cho mềm, thái mỏng. Sau đó đem ngâm rượu theo tỷ lệ 1kg dược liệu: 5-7 lít rượu trắng. Lưu ý, ngâm ở nhiệt độ từ 40-45 độ C trong vòng 100 ngày.
  • Hoàng kỳ ngâm rượu kết hợp các vị thuốc khác: Dược liệu Hoàng kỳ,  Đẳng sâm, Đương quy, Bạch truật, mỗi vị 60g. Rửa sạch, cho vào bình ngâm với 3 lít rượu trong khoảng 3 – 4 ngày. Sau đó, đổ thêm 2 lít rượu ngâm tiếp. 

6. Các bài thuốc Đông y Hoàng kỳ

6.1. Hoàng kỳ kiến trung thang

Bài thuốc Hoàng kỳ kiến trung thang bao gồm:

  • Hoàng kỳ 60g
  • Quế chi 12g
  • Táo 4 quả
  • Bạch thược 24g
  • Cam thảo 12g
  • Sinh khương 12g
  • Di đường 50g

Công dụng và cách dùng Hoàng kỳ kiến trung thang:

  • Công dụng: Dùng để trị các chứng suy nhược cơ thể, đổ mồ hôi trộm, dễ mệt mỏi, người mới ốm dậy.
  • Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc sắc chung với nhau. Sau đó bỏ bã, trộn thêm 20g A giao và tiếp tục đun sôi thêm 5 phút. Để thuốc bớt nóng thì uống luôn, uống khi còn ấm.
Bài thuốc Hoàng kỳ kiến trung thang
Bài thuốc Hoàng kỳ kiến trung thang trị các chứng suy nhược cơ thể

6.2. Hoàng kỳ ngũ vật thang

Bài thuốc Hoàng kỳ ngũ vật thang bao gồm:

  • Hoàng kỳ 120g
  • Đại táo 12 quả
  • Sinh khương 240g
  • Quế chi 120g
  • Thược dược 120g

Công dụng và cách dùng Hoàng kỳ ngũ vật thang:

  • Công dụng: Điều kinh, ích khí, thông tý, hòa doanh, dùng để trị chứng chân tay tê dại.
  • Cách dùng: Cho tất cả các vị thuốc sắc chung, chắt nước bỏ bã, chia làm 3 lần/ngày. Uống khi còn ấm.

7. Hoàng kỳ bổ khí huyết có tốt không?

7.1. Ưu điểm

  • Hoàng kỳ là vị thuốc quý, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Dược liệu không chỉ trị bệnh mà còn phòng bệnh, được chứng minh trong cả Đông Y và Y học hiện đại.
  • Có thể dễ dàng kết hợp Hoàng kỳ với nhiều vị thuốc khác, hiệp đồng tác dụng làm tăng hiệu quả chữa các chứng bệnh khác nhau.
  • Có thể sử dụng Hoàng kỳ để chế biến thành món ăn hoặc trà, vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa tăng khẩu vị cho người dùng.
  • Hoàng kỳ được đánh giá có độ an toàn cao với hầu hết người trưởng thành.

7.2. Nhược điểm 

  • Các đối tượng đang bị bệnh nhiễm trùng cấp tính, viêm, sốt không nên dùng Hoàng kỳ. 
  • Dược liệu Hoàng kỳ có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc tăng cường miễn dịch như cyclosporine và các loại thuốc cortisone.
  • Cách sử dụng tốn thời gian, cầu kỳ, mùi vị khó chịu.
  • Dạng dược liệu thô sơ chưa phát huy được tối đa tác dụng của các hoạt chất mang hoạt tính sinh học. 

8. Tư vấn Hoàng kỳ bổ khí huyết của dược sĩ Mypharma

Hoàng kỳ từ xa xưa đã được các vị danh y sử dụng để điều trị các chứng bệnh về khí huyết kém, đem lại hiệu quả cải thiện tốt cả khí và huyết. Y học hiện đại cũng đã chứng minh vị thuốc này có nhiều tác dụng, tiềm năng điều trị cao, như khả năng tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, kháng khuẩn; Hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý về gan, tim mạch và ung thư…

Tuy nhiên, dược liệu Hoàng kỳ khi sử dụng vẫn còn nhược điểm. Như vẫn chưa tách chiết được tạp chất, do đó hiệu quả chưa phát huy được tối đa. Không những thế, cách sử dụng dược liệu còn cầu kỳ, sắc tốn thời gian, không tiện dụng. 

9. Tư vấn sử dụng sản phẩm bổ khí huyết MPsamquy chứa Hoàng kỳ bổ khí huyết

Viên bổ khí huyết MPSamquy bổ sung hàm lượng cao Hoàng kỳ. Đồng thời kết hợp thêm 7 loại dược liệu quý khác, bao gồm: Nhân sâm, Đương quy, Xuyên khung, Bạch thược, Thục địa, Phục linh và Cam thảo. Các vị thuốc hiệp đồng tác dụng đem lại công dụng bổ khí huyết, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và giảm mệt mỏi.

MPSamquy được bào chế dạng viên nang cứng dễ sử dụng, phát triển từ bài thuốc cổ phương Bát trân thang, bài thuốc Đương quy tửu của thầy Đỗ Đức Ngọc. Nhờ bào chế trên công nghệ hiện đại chiết xuất chọn lọc tinh chất, dược liệu trong viên bổ khí huyết MPSamquy không chứa tạp chất, đồng thời chứa hàm lượng cao hoạt chất có tác dụng sinh học. 

Viên bổ khí huyết MPSamquy chứa Hoàng kỳ

Đương quy tửu MPSamquy bổ khí huyết và tăng cường sức đề kháng theo nguyên lý Y học cổ truyền “Hư thì bổ, thực thì tả”, chứa 100% thành phần thảo dược thiên nhiên, nguyên liệu đạt chuẩn. Do đó, sản phẩm được đánh giá cao về độ an toàn cũng như hiệu quả sau khi sử dụng.

Bài viết đã tổng hợp đầy đủ những thông tin về dược liệu Hoàng kỳ, từ thành phần, công dụng đến một số bài thuốc chữa bệnh có chứa Hoàng kỳ. Hy vọng rằng, những kiến thức nêu trên có thể giải đáp được những băn khoăn của bạn đọc về vị thuốc bổ khí huyết này.

Đọc thêm: Nhân sâm Mỹ là gì? 11 điều cần biết trước khi sử dụng 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *